Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Vũ Thi Thu Đào

Xuyên Mộc và Thu Đào

Vũ thị Thu Đào bên tấm hình " để đời"
Vũ Thị Thu Đào ( người đầu tiên)


                                    Vũ thị Thu Đào !
 “Em là cô nhi chị ạ ! em gia nhập Tnxp là do Sở TB-XH chuyển qua , đơn vị đầu tiên là Đại đội 4 Cơ động 2 Tổng đội 4  năm  1976 và  hôm ấy ( ngày em có bức hình ‘ ‘ để đời’’) là vào chiến dịch của công trình kinh tưới Tam Tân ;  được thông báo là có phóng viên báo nào ấy xuống  quây phim ,chụp hình , tụi em đứa nào cũng hồ hởi hết , anh phóng viên đó  đi tới đi lui dọc tuyến kinh và kêu  em  cùng 2 người nữa đứng xúc đất, được mấy ảnh dặn là cứ tự nhiên làm việc . Trời ơi !  không thể quên những ngày ấy khí thế hừng hực, vui,  vui lắm chị ! còn điều này nữa là  bức ảnh  đó  ai cũng tưởng là nữ hết, phải không ? không phải đâu chị ,người chính giữa là nam  ! ’’ mình muốn té ngữa khi biết chuyện ấy !
  Trong buổi liên hoan cuối năm ở nhà chị Nguyễn thị Lý (, chị Lý  là người nữ còn sống sót trong trận tập kích của  polpot vào  trung đội 3 liên đội 303 ở Kokixom- Campuchia năm 1978)
-        gần năm nay gia đình chị phát tâm nấu cháo cho bệnh nhân bệnh viện Chợ Rẫy  ngày chủ nhật, bà con  lối xóm, đồng đội đến chung tay , con phố nhỏ cứ rộn ràng tiếng cười nói , tiếng  nồi niêu xoong , chảo ; cũng nơi đây cũng đã có những  cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị ,tỷ như chuyện mình gặp lại  cô gái trong bức ảnh nổi tiếng năm nào- mình đang xắt  gọt rau củ cùng với mọi người thì Ngô thị Hoa nói : ‘ ‘ Em quên giới thiệu người này cho chị  viết bài , chị còn nhớ bức hình có ba người đang lao động hôn, tiêu biểu cho tnxp lúc đó ? là nhỏ này nè !’’ đoạn, Hoa chỉ tay về một người phụ nữ …lạ hoắc ! thế là mình vội xin cuộc hẹn , thế là hôm nay mình có bài viết cho mọi người nè !, thế là mình mới hay thêm  chuyện người chính giữa là con trai ! Ô hô ! chuyện này  giờ mới biết.
     Tại nhà Vũ Thị Thu Đào .
      Đào đưa cho mình xem  khung hình đã cũ  , quả thật bức hình này ai là tnxp đều biết, nhưng sao lạ quá !  chỉ có  hai chứ không phải  ba người ; Đào nói tỉnh bơ : ‘ ‘ Chụp ba xui xẻo nên kêu thợ cắt bớt’’ ( trời thần ơi ! ). Chút tẹo nữa là mình buột miệng : ‘ ‘ Hồi đó em đẹp như người mẫu , sao bi giờ ..’’
Đào lắc lắc ly cafe kể :
  Ba em là sĩ quan , đi công tác liên miên nên gởi  em và đứa em trai vào Cô Nhi Viện An Lạc do Sơ Vũ Thị Ngãi là Giám đốc , lúc trước  ba hay đến thăm hai chị em lắm, mua quà  ,bánh cho tụi em . Lúc giải phóng thì mất tin luôn ,  nhà nước sát nhập CNV An Lạc vào Cô Nhi Viện Quốc Gia Thủ Đức. Khi đủ tuổi thì chuyển qua TNXP cỡ 200 người bổ sung cho các đơn vị , em nhớ năm đó 1976; buồn là  đứa em trai đã bỏ em đi xa lắc vì bệnh chị ạ! … Chuyện em đi tnxp là thế đấy !
  Từ bé đã thiếu thốn tình cảm gia đình , lớn lên sống trong môi trường tập thể nên em dễ thích nghi lắm! một số bạn cùng trong cô nhi lại chung đơn vị nữa ; vui lắm! Cho đến năm 1980 có một sự kiện làm thay đổi cuộc đời rất nhiều người ,trong đó có em , là LL cho  số anh chị em có nguyện vọng hay không có điều kiện học hành chuyển qua đi học Bổ túc công nông . Năm 1980 trường Bổ túc Công Nông 1 và 2 ( Thủ Đức) nhận đội quân đặc biệt có tên : Thanh niên xung phong; từ cái nôi TNXP , họ đã trưởng thành , có người đùa rằng TNXP là Trường Đại học, học hoài hổng  ra trường được ( ai hiểu sao cũng được,hi hi). Cũng nơi đó em đã gặp một nữa của em  đó chị.
  Ảnh tên Phan Văn Đức ( cùng ở cô nhi) , có lẽ chung hoàn cảnh, nên cái Tình nó đậm đà lắm. Năm 1983 LL đã tổ chức đám cưới cho hai người ,tuy đơn giản nhưng có  sao đâu , quan trọng là  tụi em sống hạnh phúc cho tới giờ , dù trong cuộc sống có những khó khăn , trắc trở , không hề gì , đã là Tnxp thì vượt qua hết, rồi hai đứa con ngoan hiền là món quà  ông Trời tặng cho vợ chồng em .Mình cứ nhìn xuống bởi còn nhiều người khổ hơn mình là vui hà!  em cười ngất . Chắc cái tánh vô tư nên nụ cười không khác , chỉ khác là em phát tướng hơn xưa ( vô cùng xin lỗi em nha)
 Mình hỏi nếu cho em một điều ước , em sẽ ước điều gì ? Đào không ngần ngại : ‘ ‘Cho em hai điều đi nha ! một là  em muốn gặp lại Ba em , hai là cho em trở về Thửo Xung phong’’.
  Chao ơi! Thương quá! Mình lặng im ngó  lên trời !
  Bây giờ ngồi viết bài này mà đầu óc mình nó mông lung lắm! không biết sắp xếp chuyện nào  trước ,sau ; thôi thì cứ để cảm xúc nó khiến mình  nghĩ sao gõ vậy.
 Tóm lại là nhờ  làm từ thiện bên chị Lý mà mình gặp lại  một trong ba người của bức hình  năm xưa: người đầu tiên tươi cười là Vũ thị Thu Đào, kế là anh Quách Anh Tài, cuối cùng là chị Lê Thanh Tâm. Mình rất muốn gặp lại hai người kia và nhất là tác giả của  bức hình đó quá chừng luôn! Và ,tận thâm tâm mình muốn ,mình muốn sẽ gởi bài nầy cho chương trình “ Như chưa hề có cuộc chia ly” để ,biết đâu em sẽ gặp lại Ba !
 Cuối cùng  mình muốn ( tham quá , muốn quá chừng) bài viết này sẽ được đăng , xem như món quà  tặng cho một cô gái tnxp ,có một tuổi thơ không trọn vẹn , và  chỉ  trong  ngôi trường Tnxp , em mới được chắp cánh , em mới được sống như những người phụ nữ bình thường khác. Nhất là  với nụ cười dễ thương ấy em đại diện cho Nụ cười của các Nữ TNXP! hồn nhiên , lạc quan, máu lửa…Em tên Vũ Thị Thu Đào ( cả cái họ cũng chả phải  thật, bởi Sơ ấy họ Vũ nên toàn bộ các em trong cô nhi đều là họ Vũ).
  Cho mình thêm chi tiết nữa là hiện nay số chị em ngày xưa sống trong cô nhi viện vẫn đùm bọc lấy nhau như Vũ thị Huệ, Vũ Thị Hoa, Vũ thị Hải, Vũ thị Thanh Mai; cho dù cuộc sống có như thế nào họ vẫn yêu thương gắn kết nhau . Tình Nghĩa quá phải không mọi người ?
 Cuối cùng mình xin chúc , À! Không , mình xin gom hết những gì tốt đẹp nhất gởi đến những ai từng khoác áo Tnxp. Xin chúc những Cặp Đôi Xung Phong nhân  Ngày 14/2 hàng năm luôn song đôi cho đến khi…hết thở ! ( trong đó có vợ chồng mình nữa !- sao viết cho người khác thì được ,còn viết về mình khó thấy ớn! ai giúp mình với; chuyện hai vợ chồng mình cũng  lãng mạn, cũng dễ thương lắm lắm, thôi hẹn khi khác vậy , mọi người chờ đi nhe!-)
 Thân chào đoàn kết , xây dựng! ( câu này quen quá)
                                 Cẩm Hồng
 ( Cám ơn chị Nguyễn thị Lý , Ngô thị Hoa, và cám ơn tác giả  bức hình của mấy chục năm trước để tôi có thêm tư liệu hoàn thành bài viết này – trân trọng-)


                                                                                                              



                                                                                
 

Xin lỗi Tình yêu!



         Xin lỗi Tình Yêu!
Câu chuyện thứ nhất:
   “ Cô ơi! Có một Chú  gởi email cho Bản tin nhờ hỏi  cô có phải là  chung đơn vị với chú ấy năm 1976, chú ấy muốn liên lạc với Cô …”.  Nhận cuộc điện thoại của cháu N. Bà chới với , khẽ khàng  nói    sẽ trả lời sau .
  Lâu lắm rồi có ba đứa trẻ nhà sát vách nhau nên tuổi thơ của họ gắn liền với những lần đi hái trộm chùm ruột , ổi ; và dĩ nhiên cô bé có  mái tóc bum bê luôn được ưu tiên . Lớn lên họ học chung trường  ,cô gái ấy luôn được sự bảo vệ chu đáo của hai chàng trai dễ mến . Hòa bình lập lại , họ cùng đăng ký TNXP, một trong hai chàng trai ấy  và người con gái kia họ đã thương yêu nhau. Ba gia đình trước giờ cũng luôn mong cho họ có một kết thúc đẹp . Nhưng đời đâu đẹp như mơ ! Chỉ một tích tắc thôi , tất cả lộn nhào  như con lật đật !
  Hãy tạm cho họ cái tên : người con gái tên Hồng , người con trai yêu cô tên Hải , người còn lại là Hậu ! vậy đi nhé.
  Ngày đám hỏi, Hải Hồng ngời ngời hạnh phúc , cô nói với chú rể phụ Hậu,  mai mốt ông làm rể chánh cho nhỏ Hoa dâu phụ của tui  ,nhá! Hậu nói  nữa có con nhớ  để tui làm ba đở đầu cho nó ,nhá , nhá! ( Hoa cũng chung tiểu đội với Hồng)
  Hai tháng sau là đám cưới , hai trái tim sẽ là một , ai cũng chúc phúc cho họ . ngộ cái là Hoa, Hậu cũng kết nhau, vui thiệt.
  Một đêm không trăng sao ,mưa cứ rỉ rả, bấy giờ Hải đang là cán bộ của  một đơn vị quản lý và  giúp số thanh niên lầm lỡ biết yêu lao động biết yêu cuộc sống trở nên người có ích cho gia đình,xã hội. Được tin báo có người đào trại , anh cùng một vài người xách súng men theo mé sông  kêu, gọi thuyết phục họ đừng chạy, chỉ sợ  ở nơi rừng sâu nước độc , họ sẽ mất phương hướng ,tại họa ở rừng là vô kể . Gần sáng,  tất cả thất thiểu trở về, báo cáo với cấp trên sự việc xong  Hải lại xin trở vào tìm tiếp sau khi ăn qua loa chén cơm lạnh tanh còn phần từ hôm trước. Với kinh nghiệm của mình Hải lần dò theo những  lối có những nhành cây bị gãy , Hải cầu mong sẽ có tiếng trả lời của người đang trốn chạy, không biết tối qua cái lạnh cái đói cái hiểm nguy của rừng có làm gì hại đến người h ọc vi ên ấy hay không? Linh tính như mách bảo anh , vạch đám lá trước mặt , có gì ngay dưới gốc cây cổ thụ to , mọi người vội vàng chạy tới , một cảnh tượng  hãi hùng : Kiên( tên  của anh  học viên ) nằm co quắp, hai tay kẹp chặt vào chân, còn đôi mắt, đôi mắt đang bị hàng ngàn con kiến bu đen, Hải la thất thanh tên  người xấu số…
 Hải bị kỷ luật, không còn là cán bộ quản giáo , anh được điều xuống làm một đội viên TNXP , chuyển sang  đơn vị khác. Khi ấy chuyện vượt biên hy vọng đổi đời râm ran trong xã hội, gia đình Hải cũng không ngoại lệ, thế là trước khi nhận quyết định về nơi công tác khác, Hải xin về phép và được chấp thuận,  tối đó anh đến gặp Hồng, Hoa, Hậu đề nghị cả bốn đi ăn chè,  bốn người đi bên nhau  cái nặng nề của hoàn cảnh làm ai cũng khó cất lời; mãi sau  Hải mới nói : ‘ ‘ …Tớ  xa nơi đây rồi, buồn lắm, nhưng biết sao được,Hoa, Hậu ở lại công tác tốt nhe! Săn sóc Hồng giúp mình !” có tiếng khóc nhè nhẹ của người con gái …Chén chè đêm ấy đắng nghét!
 Lúc Hải xốc ba lô xuống ghe để về nơi khác, Hồng gọi với theo : ‘ ‘Đến chổ mới nhớ viết thư cho em !” cô nhớ rất rỏ Hải quay lại và nhìn cô  lạ lắm!
  Ấy vậy mà 38 năm sau ,cô mới nhận được thư của Hải.
  Ngày cưới cận kề , tin tức của Hải cứ xa xăm ,Hồng vội xin phép đến Văn phòng cơ quan LL để hỏi , mới thảng thốt khi được tin Hải không hề lên đơn vị . Vội vể nhà thì ba má cô cho hay , gia đình Hải đi đâu không rỏ , nhà của Hải đã bị  nhà nước niêm phong . Hồng ngã vật đau đớn bởi vì bởi vì đêm chia tay , sau khi Hậu, Hoa tế nhị về trước để cho cả hai  có ít thời gian bên nhau và  chuyện gì đến đã đến , hơn nữa cô nghĩ chẳng còn bao lâu thì họ đã là một  rồi kia mà!
 Chuyện  con gái đi Tnxp đã là đề tài cho những ai có thành kiến, đằng này lại “ có bầu” nữa , nó như bản án  đen tối phủ xuống nạn nhân ; may sao cô có người bạn rất tốt , dám hy sinh  cả danh dự , gạt mọi lời thị phi, và nhất là đánh mất đi một người con gái đã thương anh thật lòng ,là Hoa, để l àm chồng của Hồng. Cái đám cưới không có nụ cười , cô dâu nhận lời chúc của mọi người mà đôi mắt cứ nhìn về một nơi xa lắc. Cô dâu phụ thì không xin phép để về dự được.Ngày trọng đại của đời người con gái nó ngắc ngứ nó ê chề sao ấy.
 Đêm tân hôn Hồng quỳ sụp xuống dưới chân Hậu khóc ngất nghẹn ngào, còn Hậu : ‘ ‘ Có gì đâu ,nhỏ ơi!”.Xong ôm mền ra chổ khác .
 Cuộc sống giả ấy  cứ trôi , nhưng tình yêu thì dần dần là …thiệt!.Họ có với nhau một thằng nhóc , trước đó là con gái ,con của Hải.
 Chuyện ấy là của hơn ba mươi năm trước .
 Còn bây giờ , các Quận đều thành lập Hội Cựu Tnxp, vợ chồng Hồng Hậu cũng đang tham gia ở Hội cựu địa phương; ngoài ra Hồng còn là một Cộng tác viên thường xuyên cho Bản Tin của LLTNXP , bà viết chuyện của một thời áo xanh cỏ úa, hai vợ chồng dành ngày chủ nhật  đến nhà của thương binh tnxp Nguyễn thị Lý ( người nữ  còn sống sót trong trận thảm sát do bọn polpot gây ra cho đơn vị liên đội 303 tại Kokixom ngày 22/7/1978 tại Kokixom- Campuchia) để chung tay nấu cháo từ thiện cho bệnh nhân bệnh viện Chợ Rẫy, rất nhiều chiến hữu đến,  tuổi già làm công việc thiện nguyện cho vui ; có một nhóm sinh viên tình nguyện đến nấu, chúng khiến mọi người nhớ lại một thời trẻ trung nhiệt huyết với màu áo tnxp. Cứ chủ nhật là rộn ràng cả phố, ngày nọ Hồng bận việc nên chỉ có Hậu đến từ sáng sớm, nhóm sinh viên cũng vừa tới, chị Lý nói hôm nay có con bé  nó chở Má  tới nữa và Hậu như bị điện giật khi người phụ nữ ấy là Hoa . Ôi! cuộc đời.
 Tại quán café sân vườn có hai người tóc đã hoa râm , họ kể cho nhau nghe chuyện ngày xưa, có những giọt nước mắt ,có những phân trần . Ngày ấy, khi nghe tin người con trai lấy vợ , Hoa thất thiểu trở lên đơn vị lòng cứ thắc mắc hai chữ “tại sao?”. M ãi gần bốn chục năm sau câu trả lời ấy Hoa mới hiểu !
 V ài n ăm sau  Hoa lập gia đình cuộc sống cứ thế  vụt qua, chồng Hoa mất cách nay chục năm; đứa con gái duy nhất ra trường thỉnh thoảng tham gia công tác từ thiện và trời xui đất khiến thế nào mà hôm nay Hoa lại đi , đi để r ồi  gặp l ại người con trai đã làm trái tim Hoa tan nát với cái lý do “ anh hùng cứu mỹ nhân” thứ thiệt!
 Anh xin lỗi em ,Hoa ơi! Hậu chỉ biết nói  với Hoa …nhiêu đó thôi!
 Từ hôm nhận điện của cháu N.   Hồng như người mất hồn ,Hồng sợ ! . Cháu N. nói rỏ là  chú ấy lên mạng , đọc được những bài viết của cô về nơi ngày xưa cô công tác, nên từ một miền đất xa xôi chú ấy vội liên lạc với Bản tin . Bây giờ thì sao nhỉ? Có nên hay không? Giọt máu của Hải ,bé Khanh vẫn đang hạnh phúc, Hậu cưng nó như trứng mỏng kia mà! Cuối cùng Hồng nói với chồng ; Hậu tỉnh bơ: ‘ ‘ Chuyện nhỏ! Cho nó biết điều cần biết , vậy đi” .
  “ Con ơi! Con cứ cho địa chỉ email của cô cho chú ấy đi nhé!” Hồng trả lời cho N.
 Họ đã gặp nhau, Hải bay về khi biết mình còn có một đứa con , sau cái đêm chia tay của 38 năm về trước. Ôm đứa con gái vào lòng , Hải cứ ngở mình mơ ,  những  ‘ ‘ ân , oán,tình,thù’’ được họ tuôn ra ( cái chất Tnxp ấy mà,cứ là thẳng ruột ngựa - vậy mà chẳng sao đâu !).
 Và Hải , ngó  Hậu rồi nhìn Hồng bật khóc: ‘ ‘ Hồng ơi! Anh vạn lần xin lỗi em! Hậu ơi! tớ ngàn lần cám ơn cậu!”.
 Hừ! Vạn lần xin lỗi em! Ngàn lần xin lỗi cậu!
 Trên chuyến bay tối nọ , có một người đàn ông mang theo hành trang của mình khi về nơi xa  thật nhiều điều để suy gẫm  Hạnh phúc có, hối hận có ; vì cuối đời ông có những chuyện Giờ mới biết! dẫu có muộn màng.
 Nhìn ra cửa sổ máy bay ông thì thầm : “ Hồng ơi! Anh xin lỗi em.”
  Ông không quên cám ơn ông  Bill Gate , nhờ phát minh vĩ đại của ông mà giúp cho nhiều người gặp lại nhau , nhiều người tìm lại với nhau sau gần  nữa đời người …biệt tích!
 Câu chuyện thứ hai:

                          
      Giật bắn mình khi nghe tiếng chuông điện thoại reo vang ,đang ngủ trưa mơ thấy …ăn chè ,tức muốn chết “ 1giờ trưa ,ai gọi vậy trời?” “ alô! Anh đây ! em ơi! Ra chổ cafê Tường Vi nhanh lên ,anh cần em lúc nầy” chưa kịp hỏi gì thì anh cúp máy ,mà sao giọng anh lạ lạ sao đó ,tỉnh cả người vội vàng xách xe chạy đến chổ chúng tôi hay tụ tập để bàn chuyện trên trời dưới biển ,kể cho nhau những tháng ngày vui buồn lúc còn trong L/L.
      Năm ấy chúng tôi chung đơn vị Tnxp của Trường Tnxdcsm ,phân hiệu Thiếu nhi (sau chuyển các em qua TB-XH) anh là Liên đội phó Đội Lê văn Tám ; sáng chúng tôi dạy các em quen dần lao động vừa sức ,chiều dạy văn hóa ,đến khi chúng tôi người chuyển nghành người xuất ngủ thì mất liên lạc . Bất ngờ cách nay 10 năm gặp nhau té ra tôi và anh chung phường ,từ đó ngòai tình lối xóm còn tình đồng đội thêm thuận lợi là chồng tôi và vợ ảnh đều là dân Tnxp nên rất thỏai mái (điều đáng buồn là vợ chồng ảnh đ ã không còn sống chung nhau nửa) Nghỉ cũng lạ ,không máu mủ ruột rà mà hể nhà nào có gì trục trặc là kêu nhà kia rồi thì nhà kia sẻ “ nhào vô” giảng hòa hay đại khái là tư vấn cho suông sẻ…Bửa nay chắc cũng vậy đấy thôi!
Mà sao linh tính mách cho tôi hình như có gì khác khác ,thôi gặp hẳn hay.
    Anh kia ,quái ! cái gì mà bơ phờ ,râu ria lùm xùm vậy trời ???
    “ Gì vậy anh? ,Bác gái hay mấy đứa nhỏ…” tôi nóng ruột .
    Anh nhìn tôi “ Chết rồi!” một luồn lạnh lướt qua sóng lưng, tôi hỏi mà như hụt hơi “ Ai! Ai chết ?” “ Hải chết rồi !” miệng tôi đắng ngắt…
     Mười chín tuổi anh là cán bộ quản giáo của Trường , trong đội có tổ chức dạy chữ cho các em trong đó có em Hải học thật giỏi luôn được giấy khen, em có đôi mắt thật đẹp.Vài năm  sau anh xuất ngủ về làm cho công ty , có trình độ và năng lực nên con đường công danh của anh cứ thẳng tiến . Sau những buổi đi ký hợp đồng là tiệc tùng rôm rả, anh nói thật lòng ,những khi thức ăn thừa mứa anh lại nhớ những ngày gian khổ cơm độn bo bo với canh tòan quốc mà xót , và  khi những hóa đơn thanh tóan tiền có số dư anh lại bảo chủ nhà hàng “ cứ để dành đấy” trong thời gian dài anh ngầm quan sát và để tâm một cô ,một hôm anh gọi người chủ (giờ đả quen với anh và hiểu việc làm kỳ cục của anh) cộng lại số tiền dư ấy và anh đã thêm vào một ít cũng kha khá , và trao cho cô gái có hòan cảnh khó khăn nhất với điều kiện cho cô nghỉ việc khuyên cô ấy dùng vốn ấy làm ăn  ,những lần  sau quả thật không thấy cô gái đó nửa, được biết cô tên Hải .Năm ấy anh 39 tuổi.
     Mười năm sau ,anh và vợ anh chia tay sau những bất hòa không hàn gắn , hôm ấy  xách xe chạy lòng vòng buồn tình anh ghé vào một quán càfê sân vườn( Trời xui đất khiến đấy thôi ).Khung cảnh thật yên tĩnh ,chủ nhân thiết kế thật lạ mà sao quen, nhìn đâu cũng thấy tre ,trúc làm anh nhớ quá lúc sống ở rừng…
   Ngạc nhiên làm sao khi gọi tính tiền được báo là miển phí ! anh đâu chịu cuối cùng thì vở lẽ ra chủ quán là cô gái năm nào phục vụ trong nhà hàng , cô ấy tên Hải nói mà nước mắt cứ trào .
  Anh đâu có biết người nhận số tiền dư đó là đứa học trò ngày xưa anh dạy  ờ Trường Thiếu Nhi ( cô bị thu gom trong chiến dịch truy quét tệ nạn xã hội , chào đời ở cô nhi viện ,được về làm con một gia đình nọ ,đến khi miền Nam giải phóng ba má nuôi cô di tản bỏ cô ,từ đó cô nhập với những đứa khác ) khi chuyển qua Sở TB-XH bọn cô được đưa về Bình Triệu , vài năm sau đó cô trốn và vào làm trong nhà hàng rồi thấy anh đi cùng với họ ,điều đặc biệt là anh KHÁC họ nên thâm tâm Hải rất tôn trọng anh ,anh đâu nhớ Hải, 20 năm còn gì! Cầm số tiền ấy cô muớn nhà, buôn bán,Trời thương việc làm ăn khấm khá cô mua nhà,cô quay lại chổ làm cũ rủ một chị bạn và như Hải nói để trả ơn anh, cô ấy cũng gíup cho chị bạn số tiền để làm vốn nhưng chị ấy từ chối và muốn cùng Hải nương tựa nhau cho nên hai người sống nhau như chị em ruột , Hải lập gia đình không bao lâu thì chia tay ,con gái cô 7 tuổi sống với cô . Anh đâu có biết , khi anh vô quán cô nhận ra ngay mà không dám nhận ,với thân phận mình cô không dám… Đúng là không ngờ …
   Từ đó thỉnh thỏang anh hay đến quán ; buồn cười là cô luôn gọi anh bằng Thầy,cô nói việc anh có cách hành xử như vậy thì đáng là Thầy rồi hơn nửa lúc trước anh còn dạy cô biết chữ nửa . Mổi khi anh đến là được vào phòng VIP thời gian sau như quy luật cuộc sống Hải thẳng thắng đặt vấn đề với anh và rạch ròi  cô không cần danh phận chỉ muốn có một bờ vai nương tựa , đến với nhau bằng sự thông cảm thương yêu quý trọng ( tuyệt đối giữa hai người không hề vượt qua giới hạn mặc dù nếu anh …)  , anh băn khoăn xin cho thời gian sẻ trả lời .
    Và, em biết không? anh đ ã từ chối , bởi vì anh  hơn cổ 12 tuổi  và cái lớn nhất là là gì em biết không ? với địa vị xã hội anh không thể …
     Bẳng đi thời gian khá lâu anh đến quán mới biết cổ bán quán ; ở đời lạ lắm cái gì trong tay thì không biết quý đến khi mất thì cuống quýt đi tìm . Anh tìm tìm mãi ,nhờ người dò la biết cổ ở tận Long An , sáng nay đi xuống dưới gặp chị bạn sống chung từ thuở ấy hỏi Hải đâu thì chỉ trên …bàn thờ, Hải mất chưa tròn tháng . Chị Tâm  nói “ con Hải nó khổ từ nhỏ đến lúc chết , nó hiền sống có nghĩa lắm,sao ông Trời không thương nó, từ dạo anh b ỏ đi , nó khóc hòai lúc sắp mất nó nhờ tôi đưa con Thảo về sống với ba,giờ nó bỏ tôi một mình”
    Đốt cho Hải nén nhang ,anh tự nguyền rủa anh  -anh huyển hoặc cái sĩ- mà đánh mất cái tình người vậy mà tự hào là người có học, có địa vị cao trong xã hội ‘ ‘ Hải ơi! Xin lỗi em .”  rồi nước mắt lăn dài Ôi! Nước mắt muộn màng hối hận .
    Tôi im lặng mà có biết nói gi đây( chuyện nầy sao anh không nói cho chúng tôi nhỉ? Biết đâu sẻ không có cái kết buồn nầy)
     Lát sau nghe anh nói mà nhói lòng : ‘ ‘ Anh xấu hổ lắm mổi khi nhớ Hải hay gọi anh là Thầy .  Anh không đáng với danh xưng ấy đâu! Hải cao quý hơn anh vạn lần Hải ơi!”
    Ly càphê của anh còn nguyên , g ói thuốc lá vơi đi gần hết …hai anh em im lặng,  chỉ nghe tiếng nhạc não lòng c ủa c ố nh ạc s ĩ h ọ Tr ịnh  “ Mặt trời nào hóa kiếp thân tôi,để một mai tôi về làm cát bụi, ôi cát bụi mệt nhoài ,tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi…” Ừ! Hải về cùng cát bụi rồi , để trái tim người ở lại gỏ nhịp tương tư ,gỏ nhịp ăn năn …
    Nhìn dáng anh ra về như già đi chục tuổi .Đêm nay anh sẻ khó mà ngủ được! không !.không, sẻ khó ngủ dài dài ,biết an ủi thế nào đây! Khó quá.

Câu chuyện thứ ba:  
Sáng nay 19/1/2013 mình nhận tin nhắn của chị: ‘ ‘ ong xa mình mat roi’’ , biết trước sẽ là như vậy mà sao không chịu nổi !
   Lâu lắm rồi , ở phường 8 Quận Thạnh Mỹ Tây ( nay là P.26 Quận Bình Thạnh )mình cùng làm việc ở Ủy Ban phường với hai chị em song sinh  tên Kỳ ,Phùng . Mình thân với chị Kỳ hơn  , chung công tác X2 ở Cư xá Thanh Đa , cùng sở thích viết Nhật ký , cùng ..nhỏ con , có kỷ niệm vui vui là có lần đi công tác xuống nhà một Bác để lấy thông tin ( vì làm tổ Xã hội) té xuống bờ ruộng khi không chịu dắt xe đạp mà hai chị em cứ phăng phăng chạy trên bờ đê nhỏ xíu xe lao xuống …hai chị em nhìn nhau cười ngất vì  ướt nhẹp mặt mũi tèm lem sình bùn ; còn anh là cán bộ ở Thành đoàn Ban Giãn dân xuống Phường làm công tác , anh hòa đồng vui vẻ và  cũng nhỏ con nên mình và chỉ đi đâu cũng réo ảnh .
  Anh Chị có cảm tình nhau hồi nào mình đâu biết ! và có chuyện rắc rối là khi  xưa Ba Má chỉ có hứa gả chỉ cho một anh , sau này anh ấy cũng thường xuyên tới lui, lúc ấy Má chỉ bệnh nặng nên chuyện đám cưới phải mau chóng tiến hành . Ngày chị lên xe hoa là ngày anh lặng lẽ chuyển công tác khác , còn mình  gia nhập Tnxp . Thời gian sau về phép đến thăm chỉ , chưa chi chỉ nắm tay dẫn một mạch đến trước bàn thờ của ảnh ! Mình ngở ngàng . Chị kể , anh chị cưới nhau được ba năm, c ó đ ứa con g ái t ên Ng ân,  trong lần ch ở hai m ẹ con   đi dạo mát ở đường Duy Tân ‘ ‘ cây dài bóng mát’’ một con sâu trên cây rơi lọt ngay cổ áo anh khiến anh loạng choạng đâm sầm vào gốc cây , một cái chết lãng nhách , uất ức ! Chị nói anh hiền lắm , tối ngày vật lộn với mãnh ruộng ,tối còn soi cá bắt cua cải thiện cuộc sống , ban đầu chị đồng ý làm đám cưới với ảnh cho tròn chử hiếu , về sau  chị đã yêu ảnh thật sự , oái oăm là khi lòng chị mở cũng là lúc cuộc đời  ảnh… đóng ! tội quá tình yêu của chị !
  ……………………………………………………………………………………..
  Một lần anh ghé thăm , xót xa trước hoàn cảnh  của chị ,  anh nói chữ Hiếu đã xong giờ   anh muốn chị trả  chữ Tình còn nợ, anh muốn cùng chị đi hết quãng đời còn lại , chị không muốn,  vì đến với anh, chị có còn là chị vẹn nguyên , anh nói không cần , cuối cùng chị gật đầu; trong  ngày cưới còn ‘ ‘lời’’ bé Ngân . Đồng đội chung tay trong ngày vui , chị làm cô dâu lần hai . Ai cũng chúc phúc  cho họ.
  Đứa con gái giờ đã lớn , một hôm anh hỏi sau này con lấy chồng ,người ấy như thế nào ? bé Ngân nói ngay nó muốn làm vợ người nào tánh tình giống y như ảnh ,làm ảnh cảm động , cháu biết anh không phải cha ruột nhưng từng ấy năm anh đã là Ba của nó kia mà.
  Ông Trời nhiều khi “ác’’ lắm , một gia đình với 5 thành viên ( chị có với anh hai cháu) sống thật hạnh phúc , vậy mà nở lòng nào cắt ,cúp chia ly . Anh bị một cái bệnh có tên “ Trời kêu ai nấy Dạ” , cứ vô ra bệnh viện để hóa trị xạ trị gì đó liên tục , mình vào thăm ,anh ốm lắm , kể chuyện về thời Tnxp anh cứ nói nói liên tu bất tận …Nhìn chị mình không thể hiểu nổi Ông Trời ( nói dại hay là Ổng hổng có Bà Trời nên không hiểu cái gì là  Hạnh phúc  )
 Sáng, khi nói với bác tài xế cho xuống Đài Liệt Sĩ ( khi hay tin mình lên chuyến xe buýt đi tuyến Miền Đông ) đứng ở nơi ngày xưa tối tối mình cùng hai người ra đó ngồi nói chuyện trên trời dưới đất mà nghe nhói trong ngực! , nhìn qua Ủy Ban phường 8 hồi xưa , giờ là Nhà trẻ , cạnh đó là Nhà sách Nguyễn văn Cừ , gần 40 năm rồi !
  Đầu hẽm có cây cờ , đi vào chầm chậm ,không hiểu tại sao ,có lẻ muốn không tin có ngày mình thắp nhang tiễn ảnh .
  Gọi cho anh Th. ( anh ở Thanh Đa) lúc ấy mình thèm có ai đó  chỉ để cùng uống café , không hiểu vì sao như vậy , cần một sự chia sẻ ,cần một sự ủi an chăng ? Ừ ! một sự sẻ chia , thế thôi! , nhưng ‘ ‘ thuê bao quý khách tạm thời không liên lạc được …’’ hụt hẩng ; và tự nhiên  bật ra cái cảm giác nhẹ lòng “ biết đâu lại hay , bởi như vậy mình sẽ cứng cỏi hơn ,không quá yếu đuối , phải tự làm chủ lấy mình , cám ơn cú điện thoại bất thành ấy!’’.
   Mình gặp anh Phùng Ngọc Quói ( chung liên đội Dũng Chí với anh ) , hai anh là thanh mai trúc mã với nhau , nhắc lại mình nhớ có lần đến thăm anh chị ở khu tập thể Trường LĐ-TL ở đường Đinh Tiên Hoàng ( sau khi hết đi Tnxp anh trở vể là giảng viên cho trường) mình dùng cơm ,có bạn đến và anh ấy đang ngồi trước mặt mình , cuộc gặp sau mấy mươi năm , thật là lạ lùng , thú vị.
  Những vòng hoa ghi lời phân ưu của các Công ty , các Chùa ,bạn bè …
  Chị đó , xanh xao vì những tháng ngày săn sóc anh , bé Ngân đôi mắt đỏ hoe “ cô ơi! Ba con …” Hai cháu trai túc trực cạnh quan tài , không ! nơi Anh nằm đó yên lặng , chỉ có bức hình của anh mĩm cười với mọi người thôi . Lạ một điều là sao mình không khóc nổi nhỉ? Thường thì mình ‘ ‘dạt dào’’ cảm xúc lắm ! Thay vào đó là cả người mình cứ lảo đảo , chơi vơi . Thấy không ổn rồi nên thắp cho anh nén hương rồi xin lổi Kỳ và nói ngày mai mình không đưa Anh đi được !
  Đúng ra mình sẽ tiển anh , chuyện tình của anh của chị mình đã chứng kiến từ đầu mà , đám cưới con mình anh chị có  dự mà ! , anh còn tư vấn cho con mình khi xin việc mà ! anh còn cười nói hôm nào có nhuận bút bao anh uống café khi thăm anh ở bệnh viện, mình đem Bản tin ra khoe mấy bài mình được đăng mà ! mình nói năm sau s ẽ là kỷ niệm 30 năm ngày cưới của mình anh chị sẽ là khách mời danh dự mà !
 Bao nhiêu cái ‘ ‘ mà’’ đó còn chưa trả xong sao anh bỏ hết để đi vậy anh ? sao anh lại thế  anh ơi!
  Anh đi ! coi như đặt dấu chấm hết cho chuyện tình của Anh của Chị .
 Mình muốn đặt cái tựa hơi tréo ngoe : Dấu chấm hết ngọt ngào !
 Ừ !  vì mấy ai có được mối tình như vậy , đến với nhau dẫu có muộn màng.
  Anh tên Vũ Hữu Đức còn chị tên Lê thị Kỳ .
  Anh ra đi ngọt ngào nhé !
  Hẹn kiếp sau  Chuyện Của Anh Chị có hậu hơn , và anh phải thọ chứ không dừng ở tuổi 59 , anh nhé!
 Câu chuyện thứ tư :
 Thôi ! xin hãy tạm dừng ở đây cho tim bớt thổn thức , bớt bực bội . Mà có ai muốn nghe , ủa ! biết thêm nhiều chuyện về Tình yêu nữa không vậy ta ?
 Xin chào đoàn kết xây dựng.( Ủa  sao câu này quen quen à nha !)
 
                                               Cẩm Hồng
   






                                       

  


Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Dấu chấm hết ngọt ngào...

                                  Dấu chấm hết ngọt ngào !
   Sáng nay 19/1/2013 mình nhận tin nhắn của chị: ‘ ‘ ong xa mình mat roi’’ , biết trước sẽ là như vậy mà sao không chịu nổi !
   Lâu lắm rồi , ở phường 8 Quận Thạnh Mỹ Tây ( nay là P.26 Quận Bình Thạnh )mình cùng làm việc ở Ủy Ban phường với hai chị em song sinh  tên Kỳ ,Phùng . Mình thân với chị Kỳ hơn chị Phùng , chung công tác X2 ở Cư xá Thanh Đa , cùng sở thích viết Nhật ký , cùng ..nhỏ con , có kỷ niệm vui vui là có lần đi công tác xuống nhà một Bác để lấy thông tin ( vì làm tổ Xã hội) té xuống bờ ruộng khi không chịu dắt xe đạp mà hai chị em cứ phăng phăng chạy trên bờ đê nhỏ xíu xe lao xuống …hai chị em nhìn nhau cười ngất vì  ướt nhẹp mặt mũi tèm lem sình bùn ; còn anh là cán bộ ở Thành đoàn Ban Giãn dân xuống Phường làm công tác , anh hòa đồng vui vẻ và  cũng nhỏ con nên mình và chỉ đi đâu cũng réo ảnh .
  Anh Chị có cảm tình nhau hồi nào mình đâu biết ! và có chuyện rắc rối là khi  xưa Ba Má chỉ có hứa gả chỉ cho một anh , sau này anh ấy cũng thường xuyên tới lui, lúc ấy Má chỉ bệnh nặng nên chuyện đám cưới phải mau chóng tiến hành . Ngày chị lên xe hoa là ngày anh lặng lẽ chuyển công tác khác , còn mình trùng hợp là gia nhập Tnxp . Thời gian sau về phép đến thăm chỉ , chưa chi chỉ nắm tay dẫn một mạch đến trước …bàn thờ của ảnh ! Mình ngở ngàng . Chị kể , anh chị cưới nhau được ba năm trong lần chở chị và bé Ngân đi dạo mát ở đường Duy Tân ‘ ‘ cây dài bóng mát’’ một con sâu trên cây rơi lọt ngay cổ áo anh khiến anh loạng choạng đâm sầm vào gốc cây , một cái chết lãng nhách , uất ức ! Chị nói anh hiền lắm , tối ngày vật lộn với mãnh ruộng ,tối còn soi cá bắt cua cải thiện cuộc sống , ban đầu chị chỉ lấy vì làm tròn chử hiếu , về sau  chị đã yêu ảnh thật sự , oái oăm là khi lòng chị mở cũng là lúc trái tim ảnh đóng ! tội quá tình yêu của chị !
  ……………………………………………………………………………………..
  Một lần anh ghé thăm , bất ngờ trước bất hạnh của chị , anh muốn chị trả cho anh chữ Tình , anh muốn cùng chị đi hết quãng đời còn lại , Chị không muốn anh nặng lòng vì đến với anh chị có còn là chị vẹn nguyên , anh nói không cần , và với tình cảm của anh gia đình đã đồng ý cho chị đến với anh , ngày cưới còn ‘ ‘lời’’ bé Ngân . Đồng đội chung tay trong ngày vui , chị làm cô dâu lần hai . Ai cũng chúc phúc  cho họ.
  Đứa con gái giờ đã lớn , một hôm anh hỏi sau này con lấy chồng ,người ấy như thế nào ? bé Ngân nói ngay nó muốn làm vợ người nào tánh tình giống y như ảnh ,làm ảnh cảm động , cháu biết anh không phải cha ruột nhưng từng ấy năm cháu đã là Ba của nó kia mà.
  Ông Trời nhiều khi “ác’’ lắm , một gia đình với 5 thành viên ( chị có với anh hai cháu) sống thật hạnh phúc , vậy mà nở lòng nào cắt ,cúp chia ly . Anh bị một cái bệnh có tên “ Trời kêu ai nấy Dạ” , cứ vô ra bệnh viện để hóa trị xạ trị gì đó liên tục , mình vào thăm ,anh ốm lắm , kể chuyện về thời Tnxp anh cứ nói nói liên tu bất tận …Nhìn chị mình không thể hiểu nổi Ông Trời ( nói dại hay là Ổng hổng có Bà Trời nên không hiểu cái chuyện Hạnh phúc là khi hai người luôn sống vì nhau , cho nhau )
 Sáng khi nói với bác tài xế cho xuống Đài Liệt Sĩ ( khi hay tin mình lên chuyến xe buýt đi tuyến Miền Đông ) đứng ở nơi ngày xưa tối tối mình cùng hai người ra đó ngồi nói chuyện trên trời dưới đất mà nghe nhói trong ngực! , nhìn qua Ủy Ban phường 8 hồi xưa , giờ là Nhà trẻ , cạnh đó là Nhà sách Nguyễn văn Cừ , gần 40 năm rồi !
  Đầu hẽm có cây cờ , đi vào chầm chậm ,không hiểu tại sao ,có lẻ muốn không tin có ngày mình thắp nhang tiễn ảnh .
  Gọi cho anh Th. ( anh ở Thanh Đa) lúc ấy mình thèm có ai đó  chỉ để cùng uống café , không hiểu vì sao như vậy , cần một sự chia sẻ ,cần một sự ủi an chăng ? Ừ ! một sự sẻ chia , thế thôi! , nhưng ‘ ‘ thuê bao quý khách tạm thời không liên lạc được …’’ hụt hẩng ; và tự nhiên cảm thấy bật ra cái cảm giác nhẹ lòng “ biết đâu lại hay , bởi như vậy mình sẽ cứng cỏi hơn ,không quá yếu đuối , phải tự làm chủ lấy mình , cám ơn cú điện thoại bất thành ấy!’’.
   Mình gặp anh Phùng Ngọc Quói ( chung liên đội Dũng Chí với anh ) , hai anh là thanh mai trúc mã với nhau , nhắc lại mình nhớ có lần đến thăm anh chị ở khu tập thể Trường LĐ-TL ở đường Đinh Tiên Hoàng ( sau khi hết đi Tnxp anh trở vể là giảng viên cho trường) mình dùng cơm ,có bạn đến và anh ấy đang ngồi trước mặt mình , cuộc gặp sau mấy mươi năm , thật là lạ lùng , thú vị.
  Những vòng hoa ghi lời phân ưu của các Công ty , các Chùa ,bạn bè …
  Chị đó , xanh xao vì những tháng ngày săn sóc anh , bé Ngân đôi mắt đỏ hoe “ cô ơi! Ba con …” Hai cháu trai túc trực cạnh quan tài , không ! nơi Anh nằm đó yên lặng , chỉ có bức hình của anh mĩm cười với mọi người thôi . Lạ một điều là sao mình không khóc nổi nhỉ? Thường thì mình ‘ ‘dạt dào’’ cảm xúc lắm ! Thay vào đó là cả người mình cứ lảo đảo , chơi vơi . Thấy không ổn rồi nên thắp cho anh nén hương rồi xin lổi Kỳ và nói ngày mai mình không đưa Anh đi được !
  Đúng ra mình sẽ tiển anh , chuyện tình của anh của chị mình đã chứng kiến từ đầu mà , đám cưới con mình anh chị có  dự mà ! , anh còn tư vấn cho con mình khi xin việc mà ! anh còn cười nói hôm nào có nhuận bút bao anh uống café khi thăm anh ở bệnh viện mình đem Bản tin ra khoe mấy bài mình được đăng mà ! mình nói năm 2013 là kỷ niệm 30 năm ngày cưới của mình anh chị sẽ là khách mới danh dự mà !
 Bao nhiêu cái ‘ ‘ mà’’ đó còn chưa trả xong mà sao anh bỏ hết để đi vậy anh ? sao anh lại thế  anh Vũ Hữu Đức ơi!
  Anh đi ! coi như đặt dấu chấm hết cho chuyện tình của Anh của Chị .
 Mình muốn đặt cái tựa hơi tréo ngoe : Dấu chấm hết ngọt ngào !
 Ừ ! ngọt ngào vì mấy ai có được mối tình như vậy , đến với nhau dẫu có muộn màng, không trọn vẹn ,nhưng tình cảm đó vẫn vẹn nguyên tròn trịa .
 Thôi ! mình tâm sự với mọi người về một chuyện tình của một đồng đội đàn anh. Chuyện tình yêu ấy thật Đẹp , thật dễ thương và cũng thật buồn , mình chúc cho hai Anh Chị nếu có kiếp sau ,sẽ trọn vẹn với nhau hơn .
 Anh tên Vũ Hữu Đức còn chị tên Lê thị Kỳ .
  Anh ra đi ngọt ngào nhé !
  Hẹn kiếp sau mình sẽ mong chứng kiến Chuyện Của Anh Chị có hậu hơn , anh phải thọ chứ không dừng ở tuổi 59 , anh nhé!
 




Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Viết về Đại đội Lương Công Chiến

           Viết về  đại đội Lương Công Chiến ( Katum-Mimop).
   *Chuyện số 1:
   Năm 1975 anh tham gia LL Tnxp thuộc C3 ( áo xanh ) đóng ở Xuyên Mộc ( có tên là Liên đội Xuyên Mộc). Đơn vị ấy làm nhiệm vụ trồng bắp , cắt tranh , cung cấp củi cho các liên đội khác…
  Chiến tranh biên giới Tây Nam năm 1978 xảy ra, anh được bố trí cùng  hơn 100 quân nhận một nhiệm vụ đặc biệt : làm con đường chiến thuật tuyến Catum –Mymop(Campuchia) và anh là Đại đội trưởng, cùng phối thuộc với một đơn vị bộ đội . Điều đáng nói là Đội của anh có hai nữ là Thanh Phương và Thúy Ngà( hôm nhận quân anh phát hoảng khi chị Huỳnh thị Sự, khi ấy là …giao: ‘ ‘ Đây là hai kiện tướng của Tnxp trao cho đồng chí để thử thách  họ và tăng cường nhiệm vụ”  .Anh lắc đầu nguây nguẩy (chiến tranh mà , nam thì dễ xoay trở hơn nữ, nội cái khoản tế nhị cá nhân thôi cũng thấy khó khăn rồi ) nhưng đã là lệnh thì phải chịu thôi !
  Có những chuyện dở khóc dở cười với hai “bông hoa’’ chuyện là vầy: nơi đóng quân ở cạnh một con suối ,có những tàng cây thật to , tranh thủ anh mắc võng  ngủ . Đang ngon giấc chợt anh nghe tiếng thì thầm : ‘ ‘ Chỗ này tắm được  nhưng ổng nằm đó hổng lẽ  đánh thức kêu đi chỗ khác, giờ sao ta!” rồi  lại: ‘ ‘ Bây giờ tụi mình cứ tắm rồi từ từ tính” . Chà ,chà ! hai cô này sao lại canh ngay nơi này , nếu thức ngay giờ thì sợ mấy nhỏ ngại , hay là cứ làm như ngủ hổng biết gì ráo; phải thế thôi! Lát sau nghe tiếng bước chân  khe khẽ , giọng nói nhè nhẹ( chắc tắm táp xong rồi): ‘ ‘ Tui canh ổng , bà thay đồ ; xong tới tui thay đồ ,bà canh nha,nha” Thế mới chết ! mắc cười mà phải “bình chân như vại” nghĩa là cái bụng sôi lên mà cái mặt cứ phải giữ  bình thường , đã vậy phải ngáy thật to như say giấc ! trời ơi! cái thời khắc đó sao nó dài lê thê , anh thầm cầu mong cho mấy nhỏ lẹ lẹ dùm cái . Mà cái tật của Tnxp là hay giởn , đang êm ru tự dưng : ‘ ‘ Chết! ổng thức , ổng thức” rồi xúm nhau cười khúc khích. Cái bụng của anh như muốn …đứt vì phải kềm lại. Sau đó thì sao anh ? Tôi hỏi .
 “Trăng sao gì , chờ khi hai nhỏ đi xa , anh tốc dậy ôm bụng cười , cười, cười cho đã” rồi anh trầm ngâm “ Mấy chục năm rồi , không biết hai cô nữ đó giờ ở đâu . Đội hơn 100 quân  mà hiện gom được chưa tới 20” ….
*Chuyện số 2:
 Ngày…năm 2013
Tại số 90/21 Tạ Uyên phường 4 Quận 11- nhà của thương binh Tnxp Nguyễn Thị Lý- một số anh chị em Tnxp và thanh niên tung tăng( nghĩa là bạn bè ,quen biết  các đồng đội rủ đến chung tay với chị Lý nấu cháo từ thiện cho bệnh nhân bệnh viện Chợ rẫy) , đang ngồi tán dóc sau khi ăn trưa, và sau khi cắt ,gọt, bóc, bào các loại củ để nồi cháo đủ chất dinh dưỡng; chị Thu Vân ,xưa là y tá của Đội anh Lương Công Chiến đang cho chúng tôi trở về chuyện ngày xưa , chị dặn mai mốt gặp lại …chắc ổng chưởi tui té tát( ổng ,là một đồng đội  mà chị dặn đừng có nêu tên, thì thôi vậy!) , là vầy:
 Buổi trưa nọ ổng ngủ , mà cái chuyện ngủ nó thấy ghét lắm, miệng thì ngáy, hai tay nắm lại đưa thẳng qua khỏi đầu, mà thú thật giữa tui và ổng cũng có chút “ hận thù”, ai biểu bửa trước tui ngủ ổng  lấy kem đánh răng trét lên môi tui, làm tui cứ …chép chép lia lịa tưởng mơ thấy đang ăn gì đó, cho nên mới có chuyện này nè.
  Canh me ổng say giấc, nhìn quanh quất hổng có ai tui lấy cái kéo , từ từ nhè nhẹ cắt…lông nách ổng sạch sẽ.
Vừa sợ vừa tức cười vừa hả giận tui tưởng tượng tới lúc ổng thức , chắc buồn cười lắm đây. Xong việc tui rút êm ru chờ kết quả. Quả thật lát sau nghe tiếng ồn ào ,rồi tiếng cười hô hố của mấy ông nam , còn ổng chạy ra trước sam  quay qua quay lại mặt mài đỏ lựng, lầm bầm gì đó tui đâu có nghe , bởi vì tui ở trên đại đội cách sam ổng tới ba căn lận, À! Quên, tui có nghe loáng thoáng , loáng thoáng thôi nghe chứ hổng biết  phải vậy hôn: ‘ ‘ Ê! Mày kiểm tra lại coi còn chổ nào bị cắt nữa hông hử?”
 Đố mọi người “ …chổ nào bị cắt” là gì vậy ? tui hổng hiểu .
 Trưa , tiếng cười của các cựu Tnxp không còn trong trẻo như thời xưa nhưng vẫn tràn trể cái chất của TNXP , mà phải thôi cái “thời xưa” ấy chưa tới 40 năm . Còn trẻ chán!
* Chuyện số 3:


  Tại số 4 A Duy Tân - Nhà Văn Hóa Thanh Niên thành phố( nay là Phạm ngọc thạch), năm 1975, có một đơn vị Tnxp  đóng quân( áo xanh) do anh Bê phó Phạm văn Gòn chịu trách nhiệm cho Bê mình phục vụ công tác giữ trật tự ,an ninh  cho các em thiếu nhi thành phố dự Tết trung Thu lần đầu tiên sau giải phóng tại Dinh Thống Nhất .
  Trước đó  4 đại đội Tnxp Áo Xanh ( 20/7/1975)được vinh dự tham gia cuộc diễu hành trong Ngày Lễ Quốc Khánh 2/9/1975.
   Cùng lúc  ấy thì có đợt đổi tiền , giới nghiêm toàn thành phố , nhóm bị neo lại , thức ăn ,lương thực được cấp đã cạn. Cũng may là anh em bên Thành đoàn hổ trợ một ít bún khô và một ít rau củ quả …thế là điệp khúc  quả, củ , rau, bún khô lập đi lập lại đến nỗi ăn thì cứ muốn trào ra lỗ mũi ( thiệt đó ) .
  Người anh nuôi thấy tình cảnh như vậy , anh buồn bực , rầu rĩ cứ suy nghĩ phải làm cái gì đó cho cái ăn của đơn vị đở ngán , anh nhìn mây ,nhìn trời ,nhìn xung quanh và trời xui đất khiến thế nào mà đôi mắt anh lại dừng ngay một cái cây bả đậu ngay trước cổng Nhà Văn Hóa , và anh reo to : ‘ ‘ có rồi ! có rồi !’’ kế đó anh cật lực kêu mọi người leo lên cây hái những tai nấm bám đầy quanh thân  cây  , phấn khởi ,hồ hởi vì sáng kiến vĩ đại ấy , anh em nô nức phụ với đầu bếp rửa sạch , thái nhỏ xào với bún . Món ăn có thêm chất dinh dưởng , đở ngán!
  Ở đời mấy ai học chữ ngờ , kỳ công ấy của ngưới anh nuôi không những không ghi vào ghinet Tnxp mà ngược lại còn gây cho đơn vị một nỗi ‘ ‘đau lòng xót dạ’’ .
  Là vầy : sau khi ăn , tự dưng tất cả cảm thấy … rối bời . Và điều  kế  đến là những cái nhà vệ sinh được  tận dụng tối đa ( nghĩa là nhà tắm , nhà cầu ) lúc trưa  mọi người vui vẻ bao nhiêu thì bây giờ ôm bụng nhăn nhó đến khổ sở  ,những tiếng thúc hối : ‘ ‘ Ê ! xong chưa , lẹ lên cho tao nhờ cái’’ hay : ‘ ‘ trời ơi! Tao hết chịu nỗi rồi , nhanh lên ..’’ cứ rân trời ! Tội nhất là người anh nuôi , vì là người sáng tạo ra món ăn độc đáo nên cái sự thưởng thức cũng hơi bị nhiều , do đó sự đau khổ ấy anh gấp đôi người khác , đã vậy anh còn bị hạn chế quyền rút số vô toa lét vì là chủ nhân tác phẩm món ăn từ trên …cây bả đậu! .  Nghĩ cũng tội , anh chỉ muốn cải thiện cho bửa ăn thôi mà , anh đâu có dè sự thể ra nông nổi vậy. Cũng là bài học nhớ đời , cũng là một kỷ niệm không bao giờ quên dù bây giở chuyện ấy đã xa lắc  gần bốn mươi năm .
 … Người anh nuôi ấy tên Lương Công Chiến ( C3) đang  cùng uống cafe với tôi , anh đang trải lòng mà đôi mắt cứ nhìn …trên  cao , tôi ngó theo hướng ấy  : một cái cây bả đậu thật to ven đường ! gió thổi làm cành lá lao xao  như thì thầm : ‘ ‘Xin chào anh đầu bếp năm xưa…”.
  Chuyện chỉ có vậy thôi ! Chuyện chỉ có vậy thôi!
   *Chuyện số 4:                            
  
  Tôi tin tưởng đồng chí! Cứ làm…”
   Ở Nông trường Phạm Văn Cội vào mùa mưa , năm 1977 ,  đơn vị Tnxp Liên đội 1 đang thi công , có một anh chàng y tá trẻ măng được đ/c Liên đội phó Lý Văn Tường kêu tới và bảo : ‘ ‘ Đ/c đi theo tôi !” thế là anh  xách túi cứu thương ,khoác tấm nilong lầm lũi theo sau .
   Đi mãi ,đến một căn nhà của dân , đ/c chỉ huy mới lệnh , à! Không ,  chả có nói gì  mà đưa tay chỉ vào một cái giường tre ! theo hướng, anh chàng nhìn theo rồi há hốc mồm : trên ấy là bốn  năm người nữ nằm sắp lớp , ướt nhẹp, xanh lè, im lìm, không thấy nhúc nhích cục cựa gì sất.
   Tái mặt , anh y tá hỏi : “Sao vậy anh ?” “ Thì trúng mưa , mệt , xĩu ,chớ trăng sao gì , giờ tôi giao đ/c : Cứ làm !” Anh LĐP ngắn gọn . Lắp bắp anh vội nói nhanh : ‘ ‘ Anh phải điều thêm vài người nữ phụ với em chứ vầy sao em..em…” Chưa nói hết câu thì bị phang : ‘ ‘ Còn ai mà phụ ! nhắc lại :Tôi tin tưởng chú mày, Cứ Làm…!’’ Hết cách rồi ,  nhưng trước khi anh Tường trở ra hiện trường anh chàng y tá vội nói: “Vậy anh mang xuống cho em vài bộ đồ , mấy cái khăn để thay chứ ướt hết rồi làm sao em làm !…” Làm sao em làm ! Ôi! Làm sao ,làm sao …làm  đây .!???
 Bấy giờ anh y tá –  anh tên Nguyễn Mạnh Hà- mới quan sát xung quanh căn nhà ,  nhà xây ở vùng Kinh Tế Mới cái nào cũng y chang , vách đất , lợp lá , cột kèo đơn sơ …giật mình khi thấy tòn ten trên cái võng là một bà bác trùm mền , trùm khăn đang rên hừ hừ , thì ra bác đang bị bệnh , trên cái bàn  có vài món bánh , kẹo , thuốc lá , dăm ba trái bầu , bí , mấy cọng hành , chắc chủ nhà kiếm sống với mấy thứ lặt vặt này. Tần ngần lướt qua mấy chị, lòng anh bỗng se lại, chắc do lao động quá sức  gặp trời mưa nên cảm lạnh, tội quá! Tháo cái túi cứu thương xuống , mở ra lấy hai chai dầu đặt cạnh giường rồi ngồi chờ ( chứ biết làm gì bây giờ) anh mong cho anh Tường đến nhanh nhanh , không thôi cái lạnh thấm lâu mấy chị sẽ mệt lắm đây. Dáng Lđphó kia rồi , anh dúi nhanh cho anh H. một đống quần áo mới tinh, vài cái khăn, vổ vai Hà một cái và nói đúng năm từ , không ! chính xác là bảy từ “ Tôi tin tưởng đồng chí, cứ làm” rồi thì  là quày quả trở ra . Không chậm trể , Hà bắt tay vào việc , cái công việc mà trong sách vở không hề dạy, anh khẽ khép cánh cửa cho bớt gió . Từng người một , anh nhẹ nhàng cởi đồ, lau khô , xoa dầu và  trời thần ơi! sao toàn đồ nam không vầy nè ! anh Tường.ơi! là anh Tường , sao hại em thế này;  cũng phải mặc vô thôi chứ làm sao , không lẽ chạy về đổi , Ôi !...
 Rồi cũng xong , Hà vội thu gọn đồ nghề chạy  ra gặp anh Tường nói nhanh: “ Báo cáo thủ trưởng ,em Đã làm xong rồi ạ!,em bàn giao lại cho anh ạ!” Thế là từ đó về sau coi như anh chàng y tá ấy khỏe re cái khoản cho thuốc mấy chị nữ ấy – không hề thấy lên báo bệnh – đã vậy khi sinh hoạt anh để ý thấy mấy chị ấy cũng né anh , phải thôi , dù gì thì cũng là con gái mới lớn , chỉ vì cơn gió độc ấy thôi ! Ừ! Thì tại cơn gió độc thôi mà .
  Chuyện mấy chục năm rồi , giờ anh kể cho tôi nghe sao vẫn cứ thấy nao nao ! Tôi hỏi sau này anh có gặp lại mấy chị đó hôn ? anh cười buồn : chả có liên lạc được với ai hết ! Nếu có ai tình cờ xem được xin hãy liên lạc nhau nghe  các đồng đội của tôi!
   Bản tuyên cáo chết người !
 Cũng tại nông trường Phạm văn Cội , mà là mùa nắng , chuyện xảy ra vào buổi trưa sau giờ cơm, mọi người tranh thủ ngã lưng tìm một giấc ngũ để lấy lại sức, tiếng chim chiếp của bầy gà giành nhau những hạt cơm rơi vãi trên đất ,và chuyện thú vị bắt đầu từ đây.
 Nông trường gần nhà dân kinh tế mới nên có những phụ nữ hay cắp thúng mang vào nào là kẹo đậu phọng , thuốc lá , bánh , chuối…bán cho các cô cậu tnxp. Trong một sam nọ một số ngồi tán dóc, một vài người đã ngáy , bất chợt Tiến ra dấu im lặng rồi chạy ra ngoài ngoắc chị bán hàng , trở vô trên tay là bịch bánh và một trái chuối  , chỉ duy nhất một trái thôi! Và anh kéo cả nhóm thì thầm, thầm thì: sau đó tất cả hướng về Tâm đang ‘ ‘đi về nơi xa’’, chả là con trai thì LL ngoài hai bộ đồng phục còn phát thêm cái quần cộc (còn gọi là tà lỏn) mà nó rộng thùng thình – xin lỗi rằng là thời ấy có ai mặc quần xilip đâu – cho nên khi ngủ nằm nghiêng thì ….Thế là theo kế hoạch : một người lột vỏ chuối , một người lấy cây tre nho nhỏ ‘ ‘ vừa đủ xài” quẹt vô cái mà lũ gà thải ra , rồi nhè nhẹ quét vô mười đầu ngón tay kẻ tội đồ đang phê ,chưa hết , còn nhiệm vụ này cực kỳ khó khăn ,gian khổ: đặt trái chuối vào ống quần sao cho “đối phương” hổng biết gì ráo trọi.Hồi hộp như phim trinh thám điệp viên 007. Rồi cũng xong xuôi trót lọt, hú hồn!. Sau đó bằng giọng thì thào Tiến nhà ta ra tuyên cáo cuối cùng : “ Bây giờ mọi người lên giường ngũ ,cấm nhúc nhích cục kịch, ai liếc, ai cười là có tội”. Và tất cả răm rắp an vị leo lên chổ của mình nhắm mắt như chìm vào ‘ ‘ cỏi mộng mơ” chờ đợi. Và! Giờ G .đã tới  : Tâm trở mình, lăn qua hơi giật mình vì có gì đó , nhưng còn ngái ngũ nên đưa tay sờ vào …trái chuối rồi đưa lên ngửi, làm lại lần hai thì cu cậu nhà ta tỉnh người , khẻ ngồi dậy dòm quanh quất , thấy tập thể nghỉ trưa, vậy là  mình…( ai nghĩ sao cũng được) rồi rón rén túm hai ống quần lại , nhẹ nhàng, từ từ lom khom bước từng bước đi về hướng giếng cách đó hơi bị xa .
  Nảy giờ các thủ phạm như muốn vở bụng mà cố nén , cơ bụng cứ căng giật liên hồi, tức cười mà giử cho miệng không nhúc nhích , khó và khổ lắm chứ bộ chơi. Vậy nên khi thấy nạn nhân đi rồi thì tất cả như vỡ òa cười sặc suạ khiến các anh chàng không biết gì tỉnh giấc với vẻ mặt ngơ ngáo khiến cho trận cười thêm nhộn nhạo , đến khi được giải thích thì quân số cười dử dội hơn. Bổng Tiến la to : ‘ ‘ bây giờ tam thập lục kế , tẩu là thượng sách không thôi ,không thôi …” chưa hết câu là ai nấy chạy tán loạn . Mọi người đâu có biết là khổ chủ sau khi kiểm tra lại mới biết bị chơi khăm , đã vậy còn mất giấc ngũ trưa, cơn giận thì ít ,quê độ thì nhiều ngó quanh quất thấy một cái cây ai quăng vô bụi anh vơ lấy hộc tốc chạy miết về sam mặt mài đỏ lựng vưa chạy vừa hét: “ Mấy thằng quỷ sứ ! ông giết hết bọn mày, ông giết giết …” buổi trưa thanh vắng nghe tiếng la, cả Nông trường Phạm Văn Cội dậy …sóng ! hì hì..
Câu chuyện tới đây tạm ngừng nghe các đồng đội của tôi ( chuyện này có thiệt 100% đó nha , không tin hỏi anh …Chiến .
                                             
   ( Ghi theo lời kể của anh Lương Công Chiến –C3 Áo xanh 1975-và anh Nguyễn Mạnh Hà ,y tá Liên đội 1 , năm 1977)
  *Chuyện số 5:
  “ Qua bên kia dốc cuộc đời ta mới gặp lại em . Cô gái văn công mắt biếc môi hồng. Trên tuyến lữa em vẫn cao giọng hát. Tiếng súng vang như âm giai nốt nhạc. Tấu cùng em bài hành khúc Lên Đàng…
 Hắn tự dưng bật ra những câu thơ…thẩn . Ừ! Từ hôm chủ nhật đến nay lòng dạ hắn cứ sao ấy. Bửa đó theo lởi rủ rê của một đồng đội , hắn đến nhà chị Nguyễn Thị Lý ( người nữ duy nhất còn sống sót trong trận tập kích của bọn ponpot với  trung đội 3 liên đội 303 năm 1978 ngày 22/7 tại Kokixom ) và hắn gặp lại một gương mặt mà hồi đó hắn …kết!
Năm 1978 đơn vị hắn phối thuộc với bộ đội đóng chốt ở tận một nơi mà giờ hắn quên mất tên ,chỉ nhớ nơi đó là một cái chòi xung quanh là đồng trống ,xa xa là rừng , hắn chỉ nhớ vậy thôi, đương nhiên là ở Campuchia rồi. Có đoàn văn công phục vụ chiến trường  đi ngang qua, mọi người bèn đề nghị : ‘ ‘Tụi tui ở đây buồn quá, sẵn có các đồng chí , giúp vui vài bài cho có khí thế” Tưởng  bị từ chối ,ai ngờ trưởng đoàn đồng ý , chắc họ nghĩ rằng chiến tranh giờ thì thấy chứ nay mai ,ai biết được . Cho nên  bọn hắn được no nê một bửa văn nghệ ra trò . Mọi người có biết không ? cả đội hát thật sung  mà khán giả chỉ vẻn vẹn…5 người . Và hắn nao lòng khi có một cô gái dáng người nhỏ bé , da trắng có đôi mắt ,đôi mắt sao ấy nhỉ? ờ thì đôi mắt ấy đã nhốt hồn hắn ngay tắp tự. Nhốt hồn hắn rồi từ thuở ấy! Mà hồi đó đâu có cái chuyện chạy theo xin địa chỉ nhỉ? Rồi thì cũng có biết đâu để hỏi tên ! Sao mà “ngu bà cố” Vậy mà gần bốn mươi năm .
 Quên nữa, còn cái chuyện đến nhà chị Lý nữa, là thế này , bây giờ chị Lý cứ Chủ nhật là nấu cháo dinh dưỡng từ thiện cở 400 suất cho bệnh nhân ở bệnh viện Chợ Rẫy ( chị vận động bà con  lối xóm, anh chị em đồng đội chung tay) cho nên mới có chuyện gặp lại người hồi đó .
 Hắn giờ “ độc thân” còn cô ấy cũng “ cô đơn” ( hắn chia tay với vợ  gần chục năm ; còn cô ấy cũng chục năm ly dị) ấy là điều kiện đầu tiên thuận lơi, thứ hai là hắn cứ “ Gặp lại rồi , hồi đó em có nhớ các em hát cho bọn anh ở bên Campuchia không? Cảm động lắm ,khi hát mà tiếng súng cứ đì đoàng…” hay : ‘ ‘ Thú thật anh vẫn nhớ em , tại em be bé xinh xinh mà dũng cảm ,hiên ngang” .
 Cùng  làm công việc từ thiện , cùng là màu áo Tnxp , cùng có những đồng cảm , hắn cảm thấy bây giờ hắn sẽ làm gì đó .
 Và hắn lại tự dưng biết làm thơ , nó như vầy : ‘ ‘Nắm chặt nhé, đừng để em vuột mất. Ta ngậm ngùi tiếc mãi thưở xa xưa.Ta ngu ngơ ta ngờ nghệch trẻ con. Nên nhỏ ấy biệt mù xa tít tắp. Nay gặp lại đầu đã hai thứ tóc. Kệ! bây giờ phải giữ chặt nhỏ, nghe. . .Ta!”
 “ Hắn” là anh y tá của Đại đội Lương Công Chiến , còn nhỏ văn công thì thì là  nhỏ văn công , thế thôi ! Ai thắc mắc hỏi “Hắn” hì hì…



  






  

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Thằioiemiuethằ

·                “ Thằi oi em ieu thằi ngat em là hão”.
·                Nếu chọn mình sẽ vẫn chọn là thầy giáo .
·                Mẹ là Cha, là Cô là bạn và là Biển trời của con.
 * Bức thư đầy lỗi chính tả :
  Trong lần họp mặt đơn vị, có một vài anh chị em muốn Thi dạy kèm cho số con cháu của họ ,bởi khi xưa Thi từng là cán bộ Văn hóa cho liên đội. Anh gật đầu cái rụp bởi anh đang rãnh rỗi, hơn nữa anh còn một chuyện “ấm ức” mà từ lâu anh chưa tìm được người để anh hỏi tội và điều nữa là tận thâm tâm anh anh cảm thấy như mình còn chưa trọn vẹn chuyện Dạy, chuyện Nghề.
   Lớp học thì xem nhà của ai rộng rãi thoáng mát , nói cho cùng tính chất của Tnxp mà , gì cũng qua được hết.
  Lâu lắm rồi, gia nhập Thanh niên xung phong ,đóng quân ở Phạm văn Cội , anh được phân công phụ trách một lớp  ,anh có ra đề là : hãy viết về người mà đồng chí thương yêu .
  Trong lớp độ chục người , có một đồng chí nữ ,công tác thì khỏi chê , tuy vậy cái việc học nó tỷ lệ nghịch với những chỉ tiêu trên giao cho, cô học khổ sở , khó nhọc; được cái siêng lắm , cứ thấy cô cứ hý hoái tập viết , ráp từ.
  Thấy cô chịu học anh cũng thường xuyên xuống sam dạy thêm cho cổ. Thế thôi!
  Hôm nộp bài, anh mang về và tá hỏa tam tinh khi có những bài anh vừa xem vừa nổi quạo. Không điên lên sao được khi : ‘ ‘ Em thuonh nhất ‘ ‘ quoại” em , bàn tay thì óm tong teo như cây khơ thíu nướt, lúc cười thì nhe hàm ranh súng …” ( em thương nhất ngoại em, bàn tay thì ốm tong teo như cây khô thiếu nước,lúc cười thì nhe hàm răng súng”)hay “ thuong ba dễ sợ, ba tấm em , ba cho tiền em ,ba không có ngắt nhéo em như má, em đòy ăn gì ba cũng mua, chứ khonh có kẹo  như má” ( thương ba dễ sợ, ba tắm em, ba không có ngắt nhéo em như má, em đòi ăn gì ba cũng mua, chứ không có kẹo như má) rồi có một bài viết trời thần đất lở nữa, mà bài viết ấy anh giữ mãi tận bây giờ( còn hai bài kia đâu mất tiêu) nó như vầy:
“ Thằi oi em ieu thằi ngat em là Hão . Em là co nhi , vô đâi em thái thằi lo cho em nhiều, nhu iếu phẩm thằi cu cho em luom. Còn xâu xát em để em học gỏi . Em iêu thằi ngat. Kí tên Hão”
(  Thầy ơi, em yêu thầy nhất em là Hão. Em là cô nhi, vô đây em thấy thầy lo cho em nhiều, nhu yếu phẩm thầy cứ cho em luôn, còn sâu sát em để em học giỏi. Em yêu thầy nhất”). Vừa giận vừa thương , thương là những con chữ ấy là tấm lòng , là niềm tin yêu , chân thật ; còn giận , quả thật Thi không hiểu giận họ hay giận …mình!nghĩa là mình dạy không tới nơi tới chốn hoặc là họ lười. Tối đó dự định sáng mai . A!không ,buổi chiều sẽ quạt một trận ra trò những bài làm sai chính tả , bắt chép phạt, bắt trừ điểm …Ai ngờ sáng sớm đã có lệnh qua đơn vị khác, công tác bàn giao nhanh chóng, duy cái lớp học ấy chỉ giao sổ đầu bài, giáo án , rồi vác ba lô lên đường.
  Vậy mà gần bốn chục năm, lâu lâu Thi đem bài viết ấy ra xem rồi bật cười , màu giấy úa vàng theo thời gian, Thi quên mất cô học trò ấy ,không biết có khi nào gặp lại không nhỉ?
 Lớp học  mở được ba tháng, với sĩ số ban đầu gần mười đứa , đa số là con cháu các đồng đội, dần dần tăng lên Thi phải chia ba lớp , vừa tiếng Việt vừa tiếng Anh( xưa anh cũng khá ngoại ngữ nên khi xuất ngũ Thi tự học và kiến thức về nó cũng ‘’ vừa đủ xài”) học phí thì nói sao nhỉ. Một chầu nhậu hay chầu karaoke là xong , nghĩ cũng vui tuổi… gió heo mai ( mượn cái tựa  sách của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc ). Cái sự dạy bây giờ nó khác với cách dạy của mấy chục năm trước ,nhưng cốt lỏi là Chậm ,Chắc. Thi không muốn có những bài viết  xem xong muốn xỉu  hay đọc rồi buồn không thể tả.
 Bửa nọ, anh Chí ( xưa chung đại đội ) rù rì : ‘ ‘ Có chị trong xóm quen một người chủ cơ sở sản xuất giấy hay làm từ thiện , sau khi nghe chuyện của Thi chỉ nói trong xóm có cháu nào muốn học cứ tổ chức lớp chỉ sẽ tài trợ 100% , còn cho một cái phòng  làm lớp học, Thi đứng thêm lớp nghe !” .
 Hôm gặp mặt nhà hảo tâm ấy để bàn bạc , Thi suýt té ngữa , bởi tác giả bài viết năm nào đang đứng trước Thi, người học trò viết sai chính tả Thi mong mỏi gặp lại để giũa te tua ,và cũng hỏi cho ra lẽ cái chuyện tại Thầy dạy chưa tới hay tại trò quá kém, hiện là một nhà kinh doanh cở “bự”; đồng thời là người tạo tiền đề tươi sáng cho những mảnh đời còn khốn khó trong việc tìm con chữ. Đời thật ngộ nghĩnh ! thật bất ngờ!
 Tại quán café sân vườn thoáng mát, có hai mái đầu điểm bạc À! Không, có đông lắm, họ là những đồng đội một thời từng khoác áo Tnxp, nay  qua bên kia dốc cuộc đời tìm lại nhau để “nhớ một thơì ta đã yêu”( xin phép mượn tạm  câu trong một bài hát mình quên tên tác giả, vô cùng xin lỗi ) trong  đó có hai thầy trò đang ôn lại Chuyện ngày xưa , người đàn ông nhẹ nhàng lấy trong cặp một cái bìa cứng đựng hồ sơ , giở ra là tờ giấy đôi màu vàng trên đó là : ‘ ‘ thằi oi em ieu thằi ngat…” mọi người đều cười òa mà  đôi mắt họ long lanh, long lanh . Có ai đó nói  phải chi tìm được hai người của  bài “ quoại” em “ ba” em thì vui hết biết.
  Biết đâu mà tìm đây hở các đồng đội thân yêu ?
  Biết đâu họ tình cờ đọc được bài này nhỉ?
  Biết đâu được! thôi thì hên xui vậy.
*Nếu chọn lại mình sẽ vẫn là thầy giáo Tnxp.
 “ Ngày 19/11/2012 tại phòng giám thị trường Chu Văn An
    9g5 phút Anh đang trở về thửa xa xưa , ngoài kia học trò đang giờ ra chơi, những  trái tim thơ ngây đang vui đùa , chúng như những bông hoa, anh ghi trong quyển Nhật ký Thanh Niên Xung Phong –quyển 5- Các bạn Tnxp, những đồng đội đã cùng tôi sống trong những ngày tươi đẹp nhất, tôi nhớ các bạn lắm! ước gì mình vẫn như ngày đó, vô tư vui đùa và lao động. Nhớ mãi bên ánh lữa bập bùng cùng hát những bài hát Tnxp…” hỏi anh nếu quay ngược thời gian anh có muốn mình về lại tuổi xung phong, và anh trả lời ngay : “Có! Có và cho mình làm thầy giáo Tnxp”tâm sự cùa anh Bùi Thế Hưng ( hiện là Giám thị trường Chu Văn An – quận 11-) tham gia Tnxp một thời gian, năm 1981 anh chuyển về Sở Giáo dục , được phân công về trường từ ấy đến nay, hôm nọ vô họp phụ huynh cho đứa cháu , đang tìm phòng thì nghe có tiếng hỏi chị đi đâu , hóa ra những lần cùng đi họp mặt truyền thống của đơn vị liên đội Trung Thành với ông xã , anh ấy cũng có dự nên biết mình. Vì là CTV của Bản tin nên nhân ngày Nhà Giáo mình đến gặp anh để có bài viết cho mọi người nè !
 Sao ai cũng có câu trả lời y chang là : ‘ ‘ Nếu quay ngược thời gian tôi vẫn sẽ là Thanh Niên Xung Phong” .
 Sao vậy cà! Còn mình thì sao? Thì cũng vậy chứ sao ! nhưng mà mình sẽ ước rõ ràng , tự tin : mình sẽ là Phóng viên của Báo Tuyến đầu ( tiền thân của Bản tin hiện nay),là Phóng viên của Bản tin TNXP , mà là có đi học đàng hoàng , có bằng cấp thứ thiệt ( ước mơ thôi chứ giờ …).
  Còn mọi người thì sao nhỉ ? Cho mình câu trả lời nhanh nhất nhé!
·                  Mẹ là Cha, là Bạn là Cô là Biển trời của con.
Cháu phụng phịu : ‘ ‘ Mẹ cháu một mình vất vả lo cho hai chị em cháu, cả nhà ở nhà mướn , ba thì bệnh rồi mất sớm đã vậy Mẹ còn rán học lấy bằng Sư phạm để làm cô nuôi dạy trẻ ( Mẹ nói nghề ấy hiền , thích hơp với tánh Mẹ và để dễ dạy tụi cháu ) sau này cháu mới hiểu khi xưa chắc trong môi trường TNXP đã luyện cho Mẹ có một nghị lực phi thường để vượt qua những trắc trở của cuộc đời , tụi cháu nhìn Mẹ mà ngưỡng mộ ,mà khâm phục , cả đời mẹ hy sinh cho tụi cháu , không dám có được niềm vui riêng , nay tụi cháu đã là Mẹ cho nên tụi cháu thương Mẹ vô bờ. Xưa, khi tuổi mới lớn sáng mưa chiều nắng ,chính Mẹ đã bên tụi cháu như những người đồng trang lứa, tư vấn cho những “yêu thương tuổi tím” khỏi những rối rắm của con tim….Mẹ là số dzách hì hì. Cháu Lê Thị Thúy Nga ( đứa con gái lớn của Nguyệt ,hiện là giáo viên trường Nguyễn Gia Thiều, giống Mẹ ,cháu từng là một cán bộ Đoàn suất sắc của Quận đoàn 11, chậc! mẹ nào con nấy mà lỵ) vừa nói về Mẹ mà đôi mắt ươn ướt.
 .Mình hẹn  gặp hai mẹ con để viết bài gởi cho Bản tin ( gần hết hạn nộp ) mà cứ ..ngang chàng như vậy , làm sao đây!
 Tại  Văn phòng Hội cựu Quận 11: Mình đang nghe Nguyệt tâm sự
 “ Ba Má bị chết trong chiến tranh , Nguyệt là chị cả ,lúc ấy mới 17 tuổi, sau đó gia nhập Tnxp , xuất ngũ về rồi lấy chồng, có con, ở nhà thuê, vừa đi làm bảo mẫu vừa đi học  sư phạm để làm cô nuôi dạy trẻ . Không được cùng ông xã đi hết cuộc đời, ổng bỏ ba mẹ con đi xa lắc, một mình bươn chải bao khó khăn vất vả, giờ nhớ lại không hiểu sao hồi đó mình giỏi quá trời!” Nguyệt nói thêm: ‘ ‘ Có lẽ hai đứa con ngoan là động lực giúp mình vượt qua hết,  hơn nữa thời gian sống trong môi trường Tnxp đã luyện cho mình một  sức chịu đựng để vượt lên chính mình, thế thôi!”. Ừ ! hai đứa con và Tnxp.
 Nguyệt hẹn mình cùng “bé” Nga( cháu ngoài ba chục tuổi rồi mà cứ gọi “bé” “bé”!) đến thăm gia đình một đồng đội có hoàn cảnh vô cùng khó khăn ( anh bị đau khớp nặng, đầu gối sưng to, vợ bị tai biến nằm tại chổ gần 20 năm, đứa con gái lớn chồng chết để lại hai đứa con ,hôm nọ đi bán té trợt chân  và xương bánh chè bị gãy, nằm uống thuốc qua quýt chớ có tiền đâu mà mổ…) Cháu gần tới ngày sanh ,nhưng nghe chuyện  của Chú Hoành cháu vội đến và tặng cho gia đình quà và ít tiền , cháu nói chỉ là chuyện nhỏ khi anh Lê Văn Hoành nắm chặt tay cháu  cám ơn – Chuyện nhỏ mà làm được , thì đâu có gọi là nhỏ ,phải không mọi người?-
 “ Vừa là Mẹ vừa là Cha , Mẹ cháu cố gắng gấp trăm lần những người phụ nữ khác để tụi cháu có ngày hôm nay , cô nghĩ xem giữa một xã hội đầy rẫy cái xấu, Mẹ cháu trơ trọi lắm, nhưng vẫn lo cho tụi cháu cái ăn cái mặc cái học để tụi cháu Thành Nhân . Mẹ hay kể lúc còn ở Tnxp, cực khổ thiếu thốn nhưng tình thương tình người chan hòa lắm, có hôm nhà có một người chung đơn vị của Mẹ tới chơi , khi về mẹ sớt cho cô ấy hơn phân nữa gạo nhà còn Mẹ nói: ‘ ‘ Giúp người lúc hoạn nạn các con ạ!” Mẹ là trời biển bao la của tụi cháu , đúng không cô?
 Tại bệnh viện chợ Rẫy, ngày chủ nhật lúc 16 giờ .
  Có một xe đẩy trên đó là 4 nồi cháo dinh dưỡng được phát cho bệnh nhân ở bệnh viện Chợ Rẫy do thương binh Tnxp Nguyễn Thị Lý nấu, Nguyệt vừa múc cho bà con  vừa gạt những giọt mồ hôi trên trán. Sao Nguyệt chả chịu ở không ! Ở nhà thì chăm 3 cháu ngoại, công việc Hội cựu thì không lương mà ‘ ‘ làm cho anh chị em mình không mất quyền lợi’’, rồi bây giờ lo chuyện nồi cháo từ thiện  cùng chị Lý .( chị nấu độ 400 suất cháo )
  Bản tin ơi! còn nhiều nhiều lắm những tấm gương của những người Không Tượng Đồng Bia Đá ( là mình nghe  mọi người ca ngợi  về nghề giáo đó mà) , họ  gieo con chữ bằng tất cả con tim khối óc cho Đời .
  Mọi lời ca ngợi đều đã được ca tụng hết rồi .
  Xin, xin gom hết những lời chúc về ngày Nhà Giáo Việt Nam đến tất cả những ai đã ,đang đứng trên bục giảng , kính chào!
                                        Cẩm Hồng.