Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Ngày Truyền Thống Lực Lượng Thanh Niên Xung Phong

...Xin chúc tất cả ai từng khoác lên người đồng phục TNXP thật nhiều SỨC KHỎE, luôn nhớ về một thời xa lắc ,ký ức ấy sẽ theo ta mãi...Và nếu có kiếp sau Mình sẽ vẫn là Thanh Niên Xung Phong . Chỉ có bấy nhiêu lời như vậy...Nhớ mãi 28/3/1976...

Điều này hổng nói ra là khó chịu lắm !

Bài "  Cẩm Hồng gặp Bác Khê rồi " mọi người thấy" Lạ" quá phải không , Lạ ở chổ cách viết ,phải không ? Là vầy : có một anh đã sửa lại cho mình ( chính tả nè, câu văn cho nó gọn gọn , rồi thêm các tư liệu mà CH  hổng biết ) ấy thế mà ảnh cứ một mực không cho mình nói ra . Thì mình đâu có hở môi mà chỉ ghi như vầy thôi . Bây giờ em thấy nhẹ người rồi anh ...ấy ạ! Cám ơn Anh .

Cẩm Hồng gặp Bác Khê rồi!


                              CẨM HỒNG ĐƯỢC GẶP BÁC KHÊ RỒI!
                                                    (Ghi chép của Nguyễn Thị Cẩm Hồng)

Câu chuyện mà Cẩm Hồng sẽ kể lại dưới đây được bắt đầu từ năm 1976.
Hồi ấy, Cẩm Hồng 18 tuổi, là Thanh niên xung phong đóng quân ở Xuyên Mộc – Bà Rịa Vũng Tàu. Trong một lần nghỉ phép Cẩm Hồng về thăm Má ở Củ Chi. Tối đó hai mẹ con nằm nói chuyện và mở  radio nghe. Bất chợt má nhỏm dậy nhắc:
- Con mở radio to lên, giờ này có cái ông nào đang nói chuyện hay hết sức!
Má còn khen thêm: “Ông già rồi mà nói chuyện âm nhạc có duyên lắm, thuyết phục lắm!”
 Cẩm Hồng tức cười ghê mà không dám nói gì. Hai má con cứ vặn tới vặn lui cái nút volum nơi cái radio, âm thanh rè rè khi được khi không, lát sau nghe hơi rõ ràng. Từ trong máy thu thanh một giọng đàn ông ấm áp đang nói về hát đối đáp của nam nữ qua những làn điệu dân ca ở vùng Nghệ - Tĩnh. Câu chuyện của người đàn ông kể rất hấp dẫn. Từ trong radio thỉnh thoảng dậy lên những tràng vỗ tay rào rào của người nghe!
 Đang đến độ hấp dẫn nhất thì radio kêu rẹt rẹt rồi mất sóng. Hai má con tiếc chưng hửng! Tuy vậy má vẫn cười nói với Cẩm Hồng:
- Đó con nghe chưa! Ổng nói hay lắm mà!
Không hiểu sao, câu chuyện đứt quảng trên đài phát thanh hôm ấy cứ ám ảnh Cẩm Hồng mãi, theo suốt Cẩm Hồng suốt 37 năm qua.
Mãi cách đây gần 5 năm, khi Cẩm Hồng tập tễnh sử dụng máy vi tính mới biết được người đàn ông nói chuyện “ có duyên” trên Đài phát thanh hôm đó là Giáo sư Nhạc sỹ Trần Văn Khê một người rất nổi tiếng hiện đang ở Pháp.
 Tận thâm tâm Cẩm Hồng luôn cám ơn buổi nghe đài vô tình ấy đã gieo vào tâm hồn Cẩm Hồng một ấn tượng ngọt ngào về dân ca và nhạc cổ truyền. Từ đó Cẩm Hồng cứ mang một điều ước tưởng như viễn vông: “ Làm sao trong đời được một lần gặp mặt người nói về văn hoá truyền thống dân tộc như có ma lực ấy!”
       Đầu xuân Quý Tỵ, cũng tình cờ vào một trang mạng, Cẩm Hồng biết thông tin Bác Trần Văn Khê đã về định cư tại thành phố Hồ Chí Minh, nhà Bác ở đường Huỳnh Đình Hai. Cẩm Hồng liền xin địa chỉ nhà bác ở Báo Tuổi Trẻ rồi ngày 20/2/2013, cọc cạch đạp xe từ Quận 11 đến trước nhà của Bác. Cốt đến chỉ để xin bác nhận cho lời cám ơn trễ tới hơn ba chục năm của hai má con thôi.
       Không gặp được bác vì bác rất bận nhưng khi trở về nhà, vô Facebook  của Bác, Cẩm Hồng đánh bạo nhắn tin xin gặp bác, tin nhắn có đoạn cuối:
 “Dù biết Bác bận trăm công ngàn chuyện nhưng con vẫn cứ trông ngày nào đó sẽ có tin: “Cháu Hồng ơi ! Bác sẽ cho con  vài phút…” Con kính chúc Bác sức khỏe, chúc mọi người mạnh giỏi. Chào thân ái !
   Con tên là Nguyễn Thị Cẩm Hồng.
Cẩm Hồng để lại email, số điện thoại trên Facebook của bác và chờ đợi, hy vọng…
          …13 giờ 11 phút Ngày Chủ nhật 24/2/2013:
   Chuông điện thoại nhà Cẩm Hồng đổ. Đầu dây gọi có tiếng phụ nữ:
- Có phải cô Cẩm Hồng đó không ạ?  Em là Thanh Thúy phụ trách trang mạng nhà Gíao sư Trần Văn Khê, đã nhận được email của chị xin được gặp Gíao sư, em sẽ chuyển, nếu Thầy đồng ý, em sẽ thông báo cho chị qua email.
   Thú thiệt là từ khi gửi email đi, Cẩm Hồng không bao giờ nghĩ sẽ có hồi âm. Mà cũng đúng thôi, Cẩm Hồng chỉ là một người rất bình thường, đâu có lý do gì để một Người rất nổi tiếng như Bác ấy quan tâm.
      23 giờ đêm, Cẩm Hồng như có linh tính, dậy mở Yahoo, đèn báo có tới 4 thư mới và điều không ngờ đã xảy đến: Có một  email của Bác Trần Văn Khê. Những dòng tin ngắn ngủi nhưng mang đến cho Cẩm Hồng một niềm vui vô bờ bến: 
Cháu Hồng mến.
Bác có đọc thư của cháu viết, rất chân tình. Sáng thứ Ba cháu có thể đến nhà Bác lúc 8 giờ30. Bác bận lắm, nhưng có thể gặp Bác trong nửa giờ. Chúc cháu mạnh khỏe. Bác TVK’’.
         
                                                                   *

  Sáng thứ ba 26/2/2013, theo lời hẹn cho phép của Giáo sư, hai mẹ con Cẩm Hồng tìm đến nhà Giáo sư - Nhạc sỹ Trần Văn Khê.
   Hai mẹ con hồi hộp khi được anh Bình (bảo vệ) dẫn vào phòng khách nhà Giáo sư, lúc ấy là 8 giờ 25 phút. Cửa sau  bật mở: Anh Bình và một phụ nữ đang đẩy chiếc xe lăn. Giáo sư ngồi trên xe, môi có sẵn nụ cười. Cẩm Hồng thấy Giáo sư thật gần gũi, dễ mến không như những gì đã tưởng tượng khi chưa được gặp Giáo sư. Thật tự nhiên, Cẩm Hồng chạy vội đến khoanh tay:
-         Dạ! con chào Bác !
Con gái đi cùng chào Giáo sư theo mẹ. Giáo sư cất giọng trầm ấm, ân cần hỏi:
- Con tên Cẩm Hồng, phải không ? Con ngồi đi!
          Giáo sư quay sang phía con gái Cẩm Hồng:
-         Ngồi đi cháu!
Hai mẹ con Cẩm Hồng líu ríu nghe lời Bác, hình như lúc này tâm trạng của Cẩm Hồng bị ‘‘đơ’’rồi , cứ toe miệng cười !
Câu chuyện với Giáo sư xoay quanh chi tiết trong một chương trình phát thanh dân ca và nhạc cổ truyền của Đài tiếng nói Việt Nam cách đây 35  năm mà Cẩm Hồng đã kể. Giáo sư vui vẻ nhắc lại:
         - Hồi đó, chương trình Dân ca và nhạc cổ truyền của Đài tiếng nói Việt Nam phát chủ đề về Hát Phường vải. “Hát phường vải”, hay “Ví phường vải” là một làn điệu dân ca, thể loại đối đáp giao duyên của vùng Nghệ An, Hà Tĩnh.
       Giáo sư nói thêm:  
     - Khi tham gia hát phường vải, ngoài ý nghĩa hát đối đáp giao duyên phải thể hiện sự cần mẫn, trí tuệ, khoe sắc, đua tài của trai gái. Các giai điệu ứng đối, sáng tác, thường có các ông đồ đi cùng hỗ trợ. Đây là một môn nghệ thuật, một món ăn tinh thần độc đáo của người dân xứ Nghệ
          Giáo sư giải thích:
Ngày xưa ở vùng thôn quê xứ Nghệ, một vùng rất nổi tiếng về nghề trồng dâu nuôi tằm dệt vải ven sông Lam, có một hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian đó là Hát phường vải. “ Hát phường vải” được tổ chức tự nhiên khi các cô gái đang quay xa, xe tơ dệt lụa trong nhà thì bên ngoài các chàng trai đến hỏi xin hát đối đáp, giao duyên.
 Thường thì các cô ra một câu hát ví để các chàng đối lại, nếu đối được thì các cô mời vào uống trà. Trong nhà, các cô thường mời trước một ông đồ nho đến làm quân sư, ông đồ soạn ra các câu hát đố cho các cô hát.
Tương truyền có một lần tại một đám hát phường vải ở Nam Đàn- Nghệ An, một ông đồ gà cho các cô đưa ra câu hát đố:
“ Sách rằng Nghiêu hữu cửu nam
 Đan Chu là một còn tám chàng tên chi ?”
Tạm dịch:
Vua Nghiêu có chín con trai
Đan Chu là một, tám người tên chi?
Đây là một câu đố khó, vì sử sách cổ chỉ đề cập đến chi tiết Vua Ngiêu không nhường ngôi cho con trai là Đan Chu mà nhường ngôi cho vua Thuấn một người ngoại tộc đức độ. Sử sách cũng chỉ nói khi nhường ngôi cho vua Thuấn, Vua Ngiêu sai cả 9 người con sang hầu hạ vua Thuấn để học phép chăn dân trị đời mà không nêu tên tám người con Vua Ngiêu tên gì.
Trên thực tế, bên nam không thể trả lời được câu hát đố và coi như thua, phải xấu hổ mà ra về. Tuy nhiên, đúng lúc đó, bên nam có một người bước ra cất tiếng hát đáp trả:
 “ Các cô là phận nữ nhi,
Một Đan Chu đã đủ hỏi làm chi tám chàng?”
Nghe xong câu hát, các cô phục tài nhanh trí chuyển tình thế từ bại thành thắng của bên nam, liền mời các anh  vào uống trà và hát hò ứng đối đến khuya.
Chàng thanh niên nhanh trí đó chính là Phan Bội Châu. Sau này là một danh sĩ và là nhà cách mạng nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ XX.
 Giải thích xong, Giáo sư cười sảng khoái. Thấy Giáo sư gần gũi, lúc ấy Cẩm Hồng mới lấy hết can đảm thưa:
- Bác ơi ! Câu hát ví “ Một Đan Chu đã đủ…” trong chương trình dân ca mà bác dẫn chuyện năm ấy nó cứ theo con suốt. Con cám ơn Bác, bỡi sau này con lấy chồng và cũng có lúc tim con nó xao xao nhưng chợt nhớ đến lời thẩm bình của bác cho nên con cứ … “một Đan Chu là đủ” thôi Bác ạ.
Nói xong Cẩm Hồng cứ lo mình đã lỡ lời. Nhưng Giáo sư vui vẻ cất giọng trầm ấm:
- Bác cám ơn con mới phải, vì lúc ấy con chỉ là một thiếu nữ còn trẻ mà nghe bác, một người xa lạ, sống ở nơi xa xứ nói như thế mà nhớ và sống theo, cũng mấy chục năm rồi phải không con ?  Bác mừng vui vì bác nói có người nghe theo …” 
Vui chuyện, Bác kể hiện nay Bác được Nhà nước ưu ái lắm nên Bác cố hết sức truyền lại những gì Bác biết được của mấy chục năm qua vào cái thư viện mà Bác đã mang từ nước ngoài về.
        Hai mẹ con cứ ngẩn người ra nghe Bác nói, Bác hỏi thăm chuyện tuổi tác, chồng con, công việc… Khi con gái Cẩm Hồng nói là đang đi làm gia sư tiếng Anh, Bác Khê khen: giỏi! Bác hỏi thăm má Cẩm Hồng và tính ra Bác lớn hơn Má chín tuổi.
        Đến thăm bác, Cẩm Hồng mang theo hai thứ để làm quà tặng bác: một cái khăn len choàng cổ, tự tay Cẩm Hồng móc và chiếc huy hiệu Thanh niên xung phong.
        Khi Cẩm Hồng tặng bác huy hiệu Thanh niên xung phong, Bác nói đùa:
- Bác đâu có là Thanh niên xung phong?
Cẩm Hồng cười:
- Bác là Thanh niên xung phong danh dự của con!
Nghe Cẩm Hồng trả lời, Bác cười rất to!
Cẩm Hồng có mang theo quyển Nhật ký liền xin bác ghi vào đó cho vài dòng làm lưu niệm. Bác tươi cười cầm bút viết:
 “Cẩm Hồng thương mến, hôm nay gặp con sau khi hơn 37 năm trước con đã nghe Bác nói chuyện về hát ví Phường Vải trên đài phát thanh, con rất vui khi gặp lại người diễn giả khi xưa bằng xương bằng thịt. Và sau câu chuyện con tặng Bác Huy Hiệu Thanh Niên Xung Phong.
Bác cám ơn và chúc con  sức khỏe dồi dào thân tâm an lạc, vạn sự như ý.
Bác Trần Văn Khê” .
   Sắp đến giờ phải chia tay bác, thật bất ngờ, Bác nói:
- Lại đây bác hun hai mẹ con nào!
 Cẩm Hồng mừng quýnh, bác lần lượt hôn hai mẹ con. Cẩm Hồng chợt nhớ đến má, liền thưa với bác:
- Bác ơi ! hun thêm con một cái nữa để con đem về cho Má con nha!
Bác cười:
- Ý trời trời !
          Hai mẹ con cười sung sướng ngất ngây.
Trước lúc tiễn hai mẹ con Cẩm Hồng ra về, bác Khê còn mừng tuổi cho hai mẹ con mỗi người một bao lì xì đỏ chói!
Khi anh bảo vệ đẩy xe lăn đưa các vào nhà sau, tự nhiên Cẩm Hồng có cảm giác nhẹ nhàng lâng lâng trong người.
  Về tới nhà, Cẩm Hồng điện ngay cho má, rồi mới dám khoe tùm lum cho mấy người thân. Ai cũng mừng cho em được lộc mới đầu năm gặp người nổi  tiếng.
Cẩm Hồng không thể ngờ Giáo sư - Nhạc sỹ Trần Văn Khê, thành viên của Viện Khoa học Pháp, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm châu Âu về Khoa học, Văn chương và Nghệ thuật, Thành viên của hàng chục Hội nghiên cứu âm nhạc quốc tế danh tiếng hàng đầu thế giới khác; là Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện quốc tế nghiên cứu âm nhạc bằng phương pháp đối chiếu của Đức; Nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống làm vẻ vang nước Việt trên toàn cầu lại là người bình dân đến thế. Ông đồng ý tiếp Cẩm Hồng, một công dân bình thường, một cựu thanh niên xung phong đã từng yêu mến ông từ hơn 35 năm trước.

                                     Nguyễn Thị Cẩm Hồng
Cựu Thanh niên Xung phong Thành phố Hồ Chí Minh
Số nhà: 136/24/4 Lê thi Bạch Cát
Phường 11 – Quận 11- Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0906622055
Bác Khê và Cẩm Hồng.

 Anh Bình đang ghi vào Sổ Nhật Ký Thanh Niên Xung Phong - quyển 5- của mình
Thêm chú thích

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Nếu có kiếp sau em sẽ là ...con anh!


Nếu có kiếp sau em sẽ là...con anh !
    Mối tình đầu của anh tan vỡ cũng bởi em vô tình ghé ngủ nhà anh ( người anh yêu hờn ghen và lẳng lặng rời xa anh) , lúc bé vì khó nuôi nên Má em nghe theo lời người xưa đem em bỏ ngã ba đường – có dặn người lối xóm hạp tuổi là Má anh ''canh'' ra đem em về và nói lớn câu :'' con cái nhà ai xấu quá !, thôi để tôi nuôi cho '' , và đặt tên em là con Xẩm ; chừng một tiếng sau là Má ruột ''xin'' về lại- Thời gian trôi nhanh , gia đình em chuyển đi nơi khác , thỉnh thoảng em về thăm Má , vậy thôi.
   Đi Tnxp , bất ngờ gặp lại anh Ba ( là anh) , chung đơn vị nhưng anh vẫn '' quân pháp bất vị thân'' mổi khi cấp dưới ( là em )phạm khuyết điểm . Tánh anh ngay thẳng nên hay đụng chạm với những tay có cái đầu không tốt ,  để trị anh chỉ còn chờ cơ hội ; và cái cơ hội vàng ấy lại rơi vào em , đứa con gái tội nghiệp !
   Tối ấy , trời mưa lâm râm ,nhớ nhà ,nhớ Má em chạy qua sam anh  mếu máo ( với anh em vẫn như đứa em hay nhõng nhẽo ) :'' anh Ba ơi! buồn quá, em nhớ nhà !'' rồi òa khóc, không ! khóc thút thít chứ đâu dám khóc lớn ! anh chắc lưỡi '' trời đất ! con bé này , nín đi em '' và anh ôm em vỗ về . Để em qua cơn xúc động anh kêu em về ngũ , em gạt nước mắt lủi thủi về sam mà cứ '' hức hức'' suốt. Chỉ vậy thôi ! chỉ vậy thôi !
   Vài ngày sau anh đâu mất tiêu , hỏi ra mới biết anh được rút đi chổ khác , giận anh quá ! sao không cho em biết một tiếng , một anh đưa cho em cái gói bảo của anh nhờ đưa em , mở ra thấy một cục xà bông Hoa Cúc , một cái khăn , hộp kem đánh răng và 2 đồng bạc )
   Tháng sau xin về phép , ghé nhà ngủ một đêm ,hỏi Má cũng không biết anh ở đâu ( hồi đó thông tin nghèo nàn lắm) em về Má ruột hết thời gian nghĩ rồi trở lên đơn vị tiếp tục công tác .''Cục giận'' anh từ từ chìm vào quên lảng .
    Em chuyển nghành , lấy chồng sinh con , bao lo toan bộn bề , thời gian trôi vùn vụt đứa con gái thuở nào hay tìm anh ''méc'' chuyện nay đã là môt phụ nữ tuổi đã qua bên kia dốc cuộc đời và lâu lâu chợt nhớ tới người Má  đã đặt tên Xẩm cho mình giờ không biết ở đâu và ''ông Ba'' ra sao ?
   Cứ chần chừ không muốn đi dự buổi Khai trương cửa hàng của nhỏ
cháu ( nghe đâu buôn bán quần áo thời trang ) phần không thích hợp với những chổ đông người, phần gu ăn mặc cứ theo ''lối cũ ta về'' , mặc dù các con  '' Má đi đi tụi con ''tút'' Má cho '' Ừ thì chìu mấy nhóc vậy! . Hết hồn khi nhìn vào gương , đúng là người đẹp vì lụa , qua bàn tay của mấy con, em nhìn không ra mình nữa, Ôi! Cũng ''được được'' đấy nhỉ!
   ...Đang dự giữa chừng chợt nghe đứa cháu reo '' A! Bác An tới!'' Khi chạm mặt nhau bất giác em và ''Bác ''ấy thốt lên '' có phải ...không?
      Có phải anh Ba của mình không ?
       Quán cafe sân vườn , không gian thật dễ chịu có hai ''ông bà già '' đang trở lại'' chuyện ngày xưa''
     ...Ngày anh được điều đi công tác khác, anh bị quy chụp là quan hệ nam nữ không trong sáng , mọi người dè bĩu khinh khi khi cho anh là kẻ hai lòng : vừa dụ người yêu của bạn vừa phản bội người yêu của mình ( lúc ấy em có cảm tình với một anh và báo cáo tổ chức cũng như gia đình hai bên đã có qua lại với nhau ; còn anh cũng đã có người thương là một chị lúc trước cùng học ở cấp 3) éo le là ở chổ hôm tối em về ngủ tạm nhà anh đã gây sự hiểu lầm và chị đi đến quyết định '' nhường'' anh cho em ( sau này nghe mấy người bạn kể lại như vậy) Cái sự ''nhường'' cay nghiệt ! sao không ngồi lại hỏi cho rỏ ràng hở chị gì ơi! Cái Tình thì bỏ đi cái Nghĩa Tnxp cũng quay ngoắc( anh nói anh em đồng đội gặp anh chỉ nhếch miệng cười , anh đau khổ lắm ) từ đó anh sống co mình lại , chả bạn bè bù khú , nỗi oan nói ai biết , ai hiểu! mà cũng có gặp lại em đâu để mà nhờ em thanh minh chuyện hai anh em ''sạch sẽ'' . Anh lao vào công việc như điên , để quên đi người con gái không hiểu lòng anh , để tránh nhớ tới chuyện''lảng nhách'' mà đứa em tên Xẩm vô tình đẩy anh đến chổ ngắc ngứ ,ngỡ ngàng . Anh giờ là một người tu tại gia , anh là chủ một tổ hợp nho nhỏ ( làm đèn cầy ) cho mấy đứa trẻ mồ côi , sinh viên hiếu học có hoàn cảnh khó khăn đến học việc và nuôi dưởng luôn ...
    Lúc đầu anh khổ lắm!( anh kể) Nhưng dần dần anh ngộ ra đối với chuyện tình yêu có thể anh chưa tạo được niềm tin và ngược lại cô gái ấy không tin tưởng vào tình cảm của anh nên chỉ một thử thách ấy không vượt qua được thì coi như không có duyên nợ với nhau , thế thôi ! Còn chuyện oan ức ấy ! thì cứ xem như cái quả báo kiếp trước mình gieo kiếp này trả , vậy thôi! Anh xin lổi em vì có lẽ lúc ở lại đơn vị em cũng ''bầm dập'' phải không?  Em dồn dập:'' em đâu có biết gì đâu ! có ai nói gì em đâu ! em công tác bình thường ,có ai trù dập gì đâu , thậm chí còn được đi đào tạo để về làm công tác Tuyên huấn nữa kia! vậy sao hồi đó anh chả nói cho em biết !'' Anh tròn mắt :'' Vậy mấy chục năm qua em ....'' Rồi anh cười mà mắt long lanh . Em hiểu ra chuyện khóc như mưa . Vậy là mấy chục năm anh mang ''oan tình'' còn em cứ ung dung sống như '' chưa hề có chuyện chia ly ly kỳ án !''
   Sao người ta ác thế nhỉ? Vu khống chuyện thị phi khiến danh dự anh coi như chấm dứt , chuyện con tim cũng vì thế mà tan tành ; điều khiến em không chịu nổi là anh đã có một Cuộc Sống Khác . Xem như em vô tình làm thay đổi số phận của hai người Anh và Chị ấy !
   Anh nhẹ nhàng khuyên em đừng ray rức , chuyện qua gần 40 năm  , gặp lại em là anh mừng lắm rồi ! hôm nay đứa cháu nói bạn nó khai trương nên mời anh đến , anh ít khi nào đến chổ đông người ( giống em) mà không hiểu tại sao bửa nay anh có hứng đi , chắc ông Trời muốn anh gặp lại em Xẩm đấy!Ừ! Ông Trời cũng phải ''nới tay ''chút chứ để hai anh em mình có dịp ''nói bù'' ,em đòi anh dẩn em về thăm Má , anh nói Má vẫn nằm cái đivăng hồi đó em và Má ngủ , có điều Má bây giờ yếu rồi , nằm một chổ thôi! Nghe mà xót lòng , em phải về ngủ với Má thôi , con Xẩm này bất hiếu với Má quá !
   Anh sống một mình ,niềm vui của anh là săn sóc Má và tạo công ăn việc làm cho mấy cháu sinh viên , mấy trẻ em cơ nhở .Anh thánh thiện quá ! Ước gì nếu có kiếp sau em sẽ là...con anh ! để lo cho anh để săn sóc anh , đối với anh em không hề có tý ty gợn dục để nghĩ ''kiếp sau sẽ là vợ anh '' Một tấm lòng thuần khiết của em đối với anh ,anh Ba của em.....’’
   

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Góp nhặt chuyện ngày xưa...


                              Góp nhặt chuyện ngày xưa…
  Theo lời năn nỉ của tôi thì những chuyện vui buồn một thời đã được Họ trải lòng một cách rất Thanh Niên Xung Phong ( chỉ bốn từ ấy thôi đả nói lên tất cả phải không các đồng đội của tôi?) xin hãy để tâm hồn về nơi ấy :
   “Tôi tin tưởng đồng chí! Cứ làm…”
   Ở Nông trường Phạm Văn Cội vào mùa mưa , năm 1977 , đoạn kênh tưới Ba Gia có đơn vị Tnxp đang thi công , có một anh chàng y tá trẻ măng được đ/c Liên đội phó kêu tới và bảo : ‘ ‘ Đ/c đi theo tôi !” thế là anh  xách túi cứu thương ,khoác tấm nilong lầm lũi theo sau .
   Đi mãi ,đến một căn nhà của dân , đ/c chỉ huy mới lệnh , à! Không ,  chả có nói gì hết mà đưa tay chỉ vào một cái giường tre ! theo hướng anh chàng nhìn theo rồi há hốc mồm : trên ấy là bốn  năm người nữ nằm sắp lớp , ướt nhẹp, xanh lè, im lìm, không thấy nhúc nhích cục cựa gì sất.
   Tái mặt , anh y tá hỏi : “Sao vậy anh ?” “ Thì trúng mưa , mệt , xĩu ,chớ trăng sao gì , giờ tôi giao đ/c : Cứ làm !” Anh LĐT ngắn gọn . Lắp bắp anh vội nói nhanh : ‘ ‘ Anh phải điều thêm vài người nữ phụ với em chứ vầy sao em..em…” Chưa nói hết câu thì bị phang : ‘ ‘ Còn ai mà phụ ! nhắc lại Tôi tin tưởng chú mày, Cứ làm !’’ Hết cách rồi ,nhưng trước khi anh T. ( LĐP) trở ra hiện trường anh chàng y tá vội nói: “Vậy anh mang xuống cho em vài bộ đồ , mấy cái khăn để thay chứ ướt hết rồi làm sao em làm !…” Làm sao em làm ! Ôi! Làm sao ,làm sao đây !.
 Bấy giờ anh y tá – thôi, tạm gọi anh tên H. đi vậy- mới quan sát xung quanh căn nhà ,  nhà xây ở vùng Kinh Tế Mới cái nào cũng y chang , vách đất  ,lợp lá , cột kèo đơn sơ …giật mình khi thấy tòn ten trên cái võng là một bà bác trùm mền , trùm khăn đang rên hừ hừ , thì ra bác đang bị bệnh , trên cái bàn  có vài món bánh , kẹo , thuốc lá , dăm ba trái bầu ,bí , mấy cọng hành , chắc chủ nhà kiếm sống với mấy thứ lặt vặt này. Tần ngần lướt qua mấy chị, lòng anh bỗng se lại, chắc do lao động quá sức  gặp trời mưa nên cảm lạnh,tội quá! Tháo cái túi cứu thương xuống ,mở ra lấy hai chai dầu đặt cạnh giường rồi ngồi chờ ( chứ biết làm gì bây giờ) anh mong cho anh T. đến nhanh nhanh , không thôi cái lạnh thấm lâu sẽ mệt lắm đây. Dáng anh T. kia rồi , anh dúi nhanh cho anh H. một đống quần áo mới tinh, vài cái khăn, vổ vai H. một cái và nói đúng năm từ: “ Tôi tin tưởng đồng chí, cứ làm” rồi thì  là quày quả trở ra . Không chậm trể H. bắt tay vào việc , cái công việc mà trong sách vở không hề dạy, anh khẽ khép cánh cửa cho bớt gió . Từng người một , anh nhẹ nhàng cởi đồ, lau khô ,xoa dầu và  trời thần ơi! sao toàn đồ nam không vầy nè ! anh T.ơi! là anh T.  cũng phải mặc vô thôi chứ làm sao ,không lẽ chạy về đổi , Ôi !...
 Rồi cũng xong , H. vội thu gọn đồ nghề chạy vội ra gặp anh T. nói nhanh: “ Báo cáo thủ trưởng ,em Đã làm xong rồi ạ!,em bàn giao lại cho anh ạ!” Thế là từ đó về sau coi như anh chàng y tá ấy khỏe re cái khoản cho thuốc mấy chị nữ ấy – không hề thấy lên báo bệnh – đã vậy khi sinh hoạt anh để ý thấy mấy chị ấy cũng né anh , phải thôi , dù gì thì cũng là con gái mới lớn , chỉ vì cơn gió độc ấy thôi !
  Chuyện mấy chục năm rồi , giở kể cho tôi nghe sao vẫn cứ thấy nao nao ! Tôi hỏi sau này anh có gặp lại mấy chị đó hôn ? anh cười buồn : chả có liên lạc được với ai hết ! Nếu có ai tình cờ xem được xin hãy liên lạc nhau nghe  các đồng đội của tôi!
   Bản tuyên cáo chết người !
 Cũng tại nông trường Phạm văn Cội ,mà là mùa nắng , chuyện xảy ra vào buổi trưa sau giờ cơm, mọi người tranh thủ ngã lưng tìm một giấc ngũ để lấy lại sức, tiếng chim chiếp của bầy gà giành nhau những hạt cơm rơi vãi trên đất ,và chuyện thú vị bắt đầu từ đây.
 Nông trường gần nhà dân kinh tế mới nên có những phụ nữ hay cắp thúng mang vào nào là kẹo đậu phọng , thuốc lá , bánh , chuối…bán cho các cô cậu tnxp. Trong một sam nọ một số ngồi tán dóc, một vài người đã ngáy , bất chợt Tiến ra dấu im lặng rồi chạy ra ngoài ngoắc chị bán hàng , trở vô trên tay là bịch bánh và một trái chuối , chỉ duy nhất một trái thôi! Và anh kéo cả nhóm thì thầm, thầm thì: sau đó tất cả hướng về Tâm đang ‘ ‘đi về nơi xa’’, chả là con trai thì LL ngoài hai bộ đồng phục còn phát thêm cái quần cộc (còn gọi là tà lỏn) mà nó rộng thùng thình – xin lỗi rằng là thời ấy có ai mặc quần xilip đâu – cho nên khi ngủ nằm nghiên thì ….Thế là theo kế hoạch : một người lột vỏ chuối , một người lấy cây tre nho nhỏ ‘ ‘ vừa đủ xài” quẹt vô cái mà lũ gà thải ra ,xong nhè nhẹ quét vô mười đầu ngón tay kẻ tội đồ đang phê ,chưa hết , còn nhiệm vụ này cực kỳ khó khăn ,gian khổ: đặt trái chuối vào ống quần sao cho “đối phương” hổng biết gì ráo trọi.Hồi hộp như phim trinh thám điệp viên 007. Rồi cũng xong xuôi trót lọt, hú hồn.Sau đó bằng giọng thì thào Tiến nhà ta ra tuyên cáo cuối cùng : “ Bây giờ mọi người lên giường ngũ ,cấm nhúc nhích cục kịch, ai liếc, ai cười là có tội”. Và tất cả răm rắp an vị leo lên chổ của mình nhắm mắt như chìm vào ‘ ‘ cỏi mộng mơ” chờ đợi. Và! Giờ G .đã tới  : Tâm trở mình,lăn qua hơi giật mình vì có gì đó , nhưng còn ngái ngũ nên đưa tay sờ vào …trái chuối rồi đưa lên ngửi, làm lại lần hai thì cu cậu nhà ta tỉnh người ,khẻ ngồi dậy dòm quanh quất , thấy tập thể nghỉ trưa, vậy là  mình…( ai nghĩ sao cũng được) rồi rón rén túm hai ống quần lại ,nhẹ nhàng,từ từ lom khom bước từng bước đi về hướng giếng cách đó hơi bị xa .
  Nảy giờ các thủ phạm như muốn vở bụng mà cố nén ,cơ bụng cứ căng giật liên hồi, tức cười mà giử cho miệng không nhúc nhích , khó và khổ lắm chứ bộ chơi. Vậy nên khi thấy nạn nhân đi rồi thì tất cả như vỡ òa cười sặc suạ khiến các anh chàng không biết gì tỉnh giấc với vẻ mặt ngơ ngáo khiến cho trận cười thêm nhộn nhạo , đến khi được giải thích thì quân số cười dử dội hơn. Bổng Tiến la to : ‘ ‘ bây giờ tam thập lục kế , tẩu là thượng sách không thôi ,không thôi” chưa hết câu là ai nấy chạy tán loạn . Mọi người đâu có biết là khổ chủ sau khi kiểm tra lại mới biết bị chơi khăm , đã vậy còn mất giấc ngũ trưa, cơn giận thì ít ,quê độ thì nhiều ngó quanh quất thấy một cái cây ai quăng vô bụi anh vơ lấy hộc tốc chạy miết về sam mặt mài đỏ lựng vưa chạy vừa hét: “ Mấy thằng quỷ sứ ! ông giết hết bọn mày…” buổi trưa thanh vắng nghe tiếng la, cả Nông trường Phạm Văn Cội dậy …sóng ! hì hì..
Câu chuyện tới đây tạm ngừng nghe các đồng đội của tôi ( chuyện này có thiệt 100% đó nha , không tin hỏi anh …Chiến .
 


  


Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Vòng tròn


     Vòng tròn…
Đến…
Chiều chủ nhật 7/8 vào bệnh viện Chợ Rẩy thăm anh OVC , qua cổng mình đi thật chậm như muốn kéo dài cái khoãnh khắc không gặp anh,,! Mình không muốn thấy anh với nổi đau bệnh tật, hai từ đột quỵ nó khủng khiếp nhường nào , vài năm trước một người anh ruột một người anh chồng cũng từ từ ra đi vì cơn bệnh ấy !
Mấy tháng trước mình còn chụp hình với ảnh nhân ngày đơn vị Trường họp mặt( mình mới rửa một tấm chụp ảnh và chị Lành –chị ruột anh Nguyễn Cao Linh) ,có những người bạn vong niên thân thiết như anh Đăng Thành ,anh Trọng Huân anh Đoàn Hùng…( mình chỉ gặp anh vài lần thôi mà không hiểu sao mình trân trọng và kính mến ảnh lạ lùng , không hiểu nửa!)
Rồi cũng phải đến phòng số 6 lầu 9 thôi ! Chới với khi phải đến ba người vệ sinh cho anh !( chị Yến, Cúc kịch-em dâu-và cô con gái)anh nằm đó thật hiền .Bất giác nhớ đến trong kinh Phật :ngày xưa thái tử Tất Đạt Đa vì thấy con người cứ theo quy luật sinh ,lão ,bệnh, tử nên Ngài đả từ bỏ hết thảy để tìm con đường giải thoát cho chúng sinh…Vòng tròn sinh lão bệnh tử .!
Có khách đến , và bất ngờ quá đổi khi người đến thăm anh là Hoa ngày xưa cùng học chung cấp 3 với mình ở trường Lê Văn Duyệt( nay là Võ thị Sáu) Trái đất tròn thiệt!
Mình đến gần anh , anh nhìn mình miệng mấp máy, ảnh nắm cổ tay mình thật chặt Cúc nhắc “ nói tên cho ảnh nghe’’ ‘ ‘ Em nè , Cẩm Hồng nè ! anh rán mau hết để về họp mặt …’’ rồi cổ họng nghẹn lại ( mình không dám nấn ná sợ lát lăn đùng ra thì khổ ,sợ cái bệnh tụt huyết áp nó nổi lên thì nguy) cũng may là ảnh chỉ bị …một nửa người thôi !
Đi về…
 Mình đi bộ từ từ về nhà ,nhắn tin cho anh Đoàn Hùng “ …anh nắm tay tui chặt lắm mở mắt nhìn nửa vậy là không sao ,mừng quá anh Hùng ơi!”
Mình cũng đi thăm đồng đội nhiều , cũng xót lòng ray rức ,mà không hiểu sao chuyến đến anh Ông Văn Chiến lại làm mình ám ảnh hoài :phải đến ba người!
Anh ơi! Anh phải trở lại Như Thường nghe anh Nam Thiên ơi!


Vĩnh biệt Anh


                     Vĩnh biệt “Người nấu thuốc”: Nguyễn Quang Đắc.
   Sáng 21/4/2011( sau ngày truyền thống Tnxp Q.11 , 1 ngày) đang đi bộ tập thể dục  thì điện thọai vang  “ em ới Đắc chết hồi nảy , 5 giờ …” tiếng chị Kết khóc ngất …( Là chị  ruột anh Đắc)
   Vậy là sáng sáng ở góc trường đua Phú Thọ không còn thấy anh  loay hoay “nấu thuốc”; vậy là ở công viên Lãnh Binh Thăng không có người đàn ông dáng đậm đà đi nhặt những thứ bỏ đi mà anh nói đó là tôm ,cua, cá anh mới bắt về để đem xuống hậu cần cho chị nuôi cải thiện, rồi em sẻ không còn gặp để được anh trách móc “Sao không mặc đồ Thanh niên xung phong vậy hử?”
   Anh gia nhập Tnxp ở l/đ Trung Thành cấp Đại đội  năm 1976,tham gia biên giới Tây Nam, rồi chuyển nghành một thời gian sau thì phát bệnh đau đầu, lạ một nỗi cứ cho mình còn trong Tnxp , và “nhiệm vụ” là nấu thuốc ghẻ cho “đơn vị” ( anh dùng cái lưỡi xẻng để trên  hai cục gạch làm bếp và lấy cây, giấy để đốt, có lúc anh nhặt trái dừa người ta uống rồi vứt đi ,anh nhét giấy vào đốt rồi bảo là “nấu vậy gọn ,mau chín thuốc…” và chiếc xe đạp chắc bỏ chả ai thèm lấy treo cơ man những gì người ta vất đi :dép đứt, búpbê gãy tay,mất đầu thậm chí xương heo , sọt rác mây …lũng đáy và bảo đó là mới bắt tôm cua cá về để đem xuống cho chị nuôi …) anh cứ ngồi cần mẫn mặc nắng hay mưa , có bửa tôi chạy qua ngang chổ anh trời lất phất mưa , quanh xe lại lấy áo mưa đưa ,anh từ chối “Tnxp sợ gì mưa gió…” rồi nhỏen miệng cười thật hiền , nước mưa hay nước mắt tôi ướt má ,không biết nửa!
  Đồng đội cũ hay ghé biếu anh tiền,anh có biết xài đâu! dần dần mọi người mua đồ ăn cho anh khi cái bánh bao ,lúc bánh ngọt , cứ thế …
    Chị ruột anh vừa mới nhận tiền của Hội Bảo trợ LL được 2 đợt , ba má anh không còn , mấy anh chị em nuôi ảnh , gia đình nói ảnh hiền lắm cứ nhắc những lúc ở Tnxp , thỉnh thỏang đồng đội đến thăm anh vui lắm nói chuyện một hồi ai cũng nghẹn ngào bởi cứ nói lộn tên, hỏi sao không đi lao động mà ngồi nói …dóc , rồi đuổi đi cho anh ‘’làm việc”
   Ngày 22/4/2011 anh Ba Châu ( xưa là LđP) anh Trần Giang Sơn ( trước ở Đồng Xòai C124 anh Đắc làĐĐT anh Sơn là ĐĐPhó CT) Chị Ba Ngàn , anh Bùi văn Xuân ( trong BCH Hội Cựu Tnxp Q.11) anh Cang cùng Ánh Nguyệt , chị Thanh, Mai Loan…đến viếng anh ; Mỹ Phụng cô Cphó năm nào đôi mắt đỏ hoe rưng rưng trao phong thư của LL  số tiền  1 triệu mà có nói được gì đâu !
Năm 2010 tháng 3…tôi có viết chuyện về anh ,và bài đăng  trên Bản Tin số75 tựa ‘ ‘ Người nấu thuốc” và rồi được Quỹ Bảo Trợ LL giúp đở cho gia đình một khỏan tiền ( 200.000 đồng / thángx 10 tháng)
Trong lòng tôi ,một nổi cảm kích vô cùng (vì sự hổ trợ của LL), một nổi ấm lòng không sao diển tả và cũng  là một động lực cho tôi phải hối hả tìm và viết về những gì có liên quan tới đồng đội mình – những câu chuyện “giờ mới kể” vui có, buồn có, oan ức có – để khi mình…hết hơi nằm một chỗ xem lại cho đở tủi, và lớp con cháu mình biết,hiểu rằng ngày xưa các thế hệ cha chú đã có thời tuổi trẻ mang tên Thanh Niên Xung Phong .
Tháng 4năm 2011  Hội Cựu TnxpQ.11 ngăn Hồ Sơ Tử  ở Văn Phòng Hội có tên anh :Nguyễn Quang Đắc . Tôi ghét ngăn hồ sơ này!
Vĩnh biệt Chào Anh Nguyễn Quang Đắc!

 
    



Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Kỷ niệm về cái điện thoại .


                Kỷ niệm về cái điện thọai !
         Cách nay hơn 15 năm , gia đình tôi dồn dập bao xui rủi( ông bà mình có câu “phước bất trùng lai, họa vô đơn chí’’) ông xã bị tai biến ,đứa con gái duy nhất tự dưng phát hiện một khối u ngay ngực còn tôi bị …trặc chân ; lúc đó tôi như khùng  ,đả vậy tiền bạc eo hẹp ,hai bên nội ngọai đều nghèo , bức bách quá đổi .
         Tháng 11, có thư mời họp mặt của đơn vị , có thể nhờ  anh em mình lúc nầy đây! Tự nhủ thế nhưng  một nổi buồn tủi ngập lòng mà không tỏ cùng ai , chồng đau con bệnh tôi đuối lắm rồi . .. Buổi sáng ấy nhiều người mới gặp nhau sau bao năm mất liên lạc ,tiếng cười rộn rả . Tôi bậm gan kéo anh ra ngoài ngập ngừng mãi mới nói được , anh từ tốn ‘ ‘ Trời ! thôi được rồi , đừng lo ,anh giúp em’’ và nhận ở anh một số tiền ,tôi nói ‘ ‘ em hứa ,năm sau ngày họp mặt sẻ gởi lại anh’’ Anh cười ‘ ‘ Thôi em ! em quên đi và lo cho gia đình , cố lên nhé!’’
     Sau nầy ơn Trời! chồng tôi dần hồi phục , còn bệnh con tôi chỉ là cái mụn nhọt ( hú vía) món tiền ấy đả giúp gia đình tôi phần nào qua cơn chật vật .
    Như lời hứa , ngày gặp mặt năm sau tôi mang theo tiền trả anh , anh cứ …tránh , mọi người có tin không ? lần họp mặt gần đây , tôi đả canh ngay cửa sãnh tiệc níu lấy anh và nổi nóng: ‘ ‘ Anh vừa phải thôi nghe , em không muốn chết mà mắc nợ ,anh hiểu không  hử?’’Anh cười và nhẹ nhàng bảo
‘ ‘ Anh đả nói em coi như không có , mà bây giờ gia đình em ổn chưa?’’
Tôi gật lia lịa ‘ ‘ ổn ,ổn lắm’’ thuật sơ tình hình cuộc sống của  bọn tôi cho anh rồi trao anh cái phong bì ,anh cầm rồi đưa lại tôi  ‘ ‘ Anh nhận rồi ,còn bây giờ coi như anh tặng cháu gái của anh , em không được từ chối đó nghe! Không có gì đâu em !’’ anh nắm vai tôi lắc nhẹ , còn tôi  nước mắt cứ ứa ra , không nói nổi tiếng cám ơn .
      Và cái điện thoại đả có cuộc gọi thứ hai là số của anh , lần đầu tiên  số gọi trước tiên là nhà Má ruột . ‘ ‘ Alô! Tôi nghe! Xin lổi ai vậy?” “ Em đây! CH nè , em mới mua điện thọai từ tiền anh đó ,con em nó gởi lời cám ơn anh  , em gọi cho Má và giờ là cho anh đó! Cám ơn anh!’’
    Thế đó , câu chuyện bình thường thôi phải không các bạn, nhưng đối với tôi , mổi lần nhìn cái di động là nhớ về anh , nhớ về cái nghĩa của những người đả từng một thời chung vai sát cánh, chung ngôi Trường Thanh niên xây dựng cuộc sống mới , cám ơn anh Lý Kim Ngân , xưa hai anh em cùng công tác ở phân hiệu Thiếu Nhi
                                                                      Cẩm Hồng
                                              ( Cựu Tnxp Liên đội Xuyên Mộc)

_Ẩn ơi,cố lên...- Tìm được Thầy rồi.


                          *  ẨN ƠI! RÁN LÊN …
                           *TÌM ĐƯỢC THẦY RỒI.
     Ngày 7/11/2010 tại 16A Lê Hồng Phong-Ẩm thực Đông Hồ -
     Các anh Minh Tân ,Quốc Hải,Minh Thắng và Lê Hữu Phước đả tổ chức buổi họp mặt của các cựu Tnxp Liên đội Xuyên Mộc và Trường Thanh niên xây dựng cuộc sống mới (tiền thân của các Trường 1,2,3..
Năm 1976 hơn 100 quân của L/đ XM được dàn ra làm cán bộ khung khi thành phố chỉ đạo mở một trại tập trung giáo dục cải tạo một số tệ nạn xã hội và Trường TNXDCSM được hình thành ,sau phài bổ sung thêm một số đơn vị như L/đ 9 , l/đ 7, l/đ cơ động 13 v.v. nói chung là rất nhiều nguồn )
    Mọi người lần lượt tới , ‘ ‘ ai đây? Nói đại ra đi ,đầu óc giờ không nhớ nổi …Trời ! mầy đó sao?’’ ánh mắt nụ cười là của ngày xưa trẻ trung sôi nổi ,mái tóc hoa râm ,những dấu chân chim hằn trên da thịt mất rồi…
    Tiểu đội nử chúng tôi giờ chỉ còn 5 đứa trẻ nhất tròn …50 , Hồng Lam ,Thanh Hoa ,Phúc ,chị Thanh và mình. Ôi! A3 dể thương đâu rồi .Anh Phạm Ngọc Tân  chị Đổ Kim Nhụy ,Mai Trầm – xưa ở Phân hiệu Thiếu Nhi ( trường có nhận luôn thiếu nhi sau bàn giao cho Sở TBXH ) đả tới tay bắt mặt mừng, có người sau hơn 30 năm mới gặp . “Năm anh em trên một chiếc xe tăng’’anh Mười Thanh ( bài ca ruột của ảnh),anh Năm Liêm ,anh Đòan Minh Cương ,anh Tý Đô ,Phương Chi ,Hiền ,Sơn đen ,các anh Dinh,Dũng,Linh,Danh có vợ chồng anh Nguyễn Đông Thức nửa …
    Ai kia mà phải dìu ! Ẩn phải hôn ? là ytá mà sao … Anh nói mà mắt ươn ướt ‘ ‘ hơn 30 năm không gặp lại anh em ,hôm nay rất vui dù bỏ cơm hôm qua rồi …’’ anh cười mà anh em …mếu .Phước ‘ ‘ Ông đây sao ,ai tìm ra ông hay quá vậy? đơn vị thiếu nhiều trong đó có ông ,rán đi Ẩn ơi!’’ nhẩm đếm không tới 6o người …
    Anh Lê Thân ( xưa là BGH trường, nay là chủ xị buổi họp) nói  ‘ ‘ Anh chị em , năm tháng qua đi ai cũng sẻ chết ( trời! chưa chi đã…) chúng ta gặp nhau đây trước là kết nối lại những đ/đội vì nhiều lí do đả mất liên lạc và sau là có những anh em thành đạt tuy nhiên cũng có số đ/ chí mình không may mắn trong cuộc sống cho nên vui thì vui nhưng chúng ta hãy nghỉ đến nhau làm gì được cho nhau thì cứ mở lòng để khi về với đất thanh thản ra đi…’’
   Anh Ẩn xúc động khi nhận từ anh Thân bao thư nghĩa tình của đồng đội  nói không thành tiếng ngòai hai từ ‘ ‘ cám ơn’’ mình chắc chắn đêm nay anh sẻ không ngủ được ( anh bệnh phổi thời kỳ cuối) chị  Hoa vợ ảnh nghẹn ngào “ không ngờ lại quá tình cảm ,mai mốt cho em tham gia gặp mặt nếu anh Ẩn …’’ chị không nói mà khóc…
   Thời gian trôi qua thật nhanh ai nấy không muốn về ,cứ nhắc lại chuyện ngày xưa .Mình phân vân mãi mới hỏi ‘ ‘ Có ai biết anh Hùynh Ngọc Sướng hôn cho em biết với!’’ im lặng , đột nhiên ‘ ‘ có , có, anh ấy ở công viên Lê thị Riêng’’ Võ Phương Chi lật đật xua tay lia lịa mắt nhìn bà xã là Bích Ngọc ‘ ‘ Ê ! đừng nghỉ bậy bạ nghe , hôm nọ tui buồn bả nhằn tui nhậu nhẹt nên xách xe chạy vòng vòng gặp công viên nên gởi xe đi bộ (nhà ở tuốt Củ Chi lận) bất ngờ thấy ổng làm việc trong đó chớ …’’tiếng ai đó “ Ngọc ơi! Về điều tra kỹ nha em” làm anh em cười ngất.
    Anh Ẩn xin phép về . Ừ! Anh về khỏe nhé , năm sau nhớ đến …rán đi Ẩn ơi! Ai cũng muốn thu vào mắt mình dáng người yếu ớt của anh lần cuối !  Hôm đó anh em quyên góp tại chổ được 4.150.000đồng RÁN ĐI ẨN ƠI!hôm ấy trời thật đẹp
 TÌM ĐƯỢC THẦY RỒI…
   Ngày 8/11 …
   Ngày xưa 1978 đơn vị trường đóng ở Vĩnh An có cho một đ/c nử đi học ở thành phố lúc sắp xuống phà qua sông thì có người đưa cho cô mấy đồng bạc mà nhất định không nói tên người cho .Cô ấy nhất định không nhận đến khi biết số tiền ấy là của anh Sướng bán cái áo gió (  cách đó mấy năm trong chuyến đi học – ngày ấy cô chuyên được cho đi học nào là văn nghệ nào là trồng trọt chăn nuôi , bồi dưởng dạy làm đồ dùng học tập cho cấp 1v.v –chung xe với anh thì anh bị sốt rét phải đưa vào bệnh viện và cô ấy trở thành người nuôi bệnh vài ngày- ; cho nên mấy đồng bạc ấy là ‘ ‘ thay lời cám ơn’’ chuyện lúc trước đấy thôi . Học xong trở về đơn vị anh ấy lại dạy kèm cô ấy môn Đại số  Hình học cô rất dốt , nhờ vậy cô lấy căn bản ;thế rồi ngày nọ cô lại đi học Bổ túc công công …32 năm cô cứ gặp ai cũng hỏi về người đ/đ( cứ nhớ đến mổi người có một cái áo lạnh mà phải bán đi để trả cái ơn chăm sóc mình trong bệnh viện , làm sao đủ ấm vậy ANH?)   người thầy đả ân cần giúp đ/c mình vật lộn với những con số căn bậc 2, những tung độ hoành độ…cô gái giờ là bà già ngoài 50 là mình đây, sáng nay tức tốc lọc cọc đạp xe đến công viên Lê thị Riêng tìm Thầy ,hồi hộp quá “ Có ! cô đi lên cầu thang lầu 1 đến phòng Tổ chức’’cháu bào vệ trả lời, mình mừng run, đi mà như chạy . Thầy tôi kia ! ‘ ‘ Trời ơi! Tìm thầy hơn …nửa đời mới gặp anh ơi!’’ mình líu lưỡi cứ anh rồi thầy lọan cả lên . Hai mái đầu tóc đả hoa râm nhắc lại chuyện xưa anh chỉ cười ‘ ‘ có gì đâu’’ có gì đâu mà khiến cho đứa học trò nầy phải tìm bấy nhiêu năm, rồi phài viết bài trên Bản Tin TNXP số 65 ngày 15/5/2009 với cái tựa là Nhớ quá ngày xưa.
  Và bây giờ xin chia sẻ với mọi người tôi đả tìm được anh Hùynh Ngọc Sướng . Cám ơn các anh Tân, Hải, Thắng, Phước và nhất là cám ơn Bích Ngọc vì cái sự cằn nhằn ông xã nên mới xui khiến cho anh Chi lang thang đến công viên …chạy bộ rồi mới gặp anh Sướng ,thôi thì nói chung là cám ơn tất cả mà nhất là Ngôi Trường TNXP là trường Đại học lớn nhất từ đó dạy cho chúng tôi Nhân Cách sống tuyệt vời .Lần nửa  xin cho mình thông báo Tìm được Thầy rồi !
                                                          Cẩm Hồng
( Viết nhân ngày họp mặt Truyền thống Trường TNXDCSM 7/11/1976-7/11/2010) và xin tặng bài nầy ,nếu được đăng, đến anh Huỳnh Ngọc Sướng cựu Tnxp Trường và cũng là thầy tôi)

"Tôi tin đồng chí, cứ làm!..."


                              Góp nhặt chuyện ngày xưa…
  Theo lời năn nỉ của tôi thì những chuyện vui buồn một thời đã được Họ trải lòng một cách rất Thanh Niên Xung Phong ( chỉ bốn từ ấy thôi đả nói lên tất cả phải không các đồng đội của tôi?) xin hãy để tâm hồn về nơi ấy :
   “Tôi tin tưởng đồng chí! Cứ làm…”
   Ở Nông trường Phạm Văn Cội vào mùa mưa , năm 1977 , đoạn kênh tưới Ba Gia có đơn vị Tnxp đang thi công , có một anh chàng y tá trẻ măng được đ/c Liên đội phó kêu tới và bảo : ‘ ‘ Đ/c đi theo tôi !” thế là anh  xách túi cứu thương ,khoác tấm nilong lầm lũi theo sau .
   Đi mãi ,đến một căn nhà của dân , đ/c chỉ huy mới lệnh , à! Không ,  chả có nói gì hết mà đưa tay chỉ vào một cái giường tre ! theo hướng anh chàng nhìn theo rồi há hốc mồm : trên ấy là bốn  năm người nữ nằm sắp lớp , ướt nhẹp, xanh lè, im lìm, không thấy nhúc nhích cục cựa gì sất.
   Tái mặt , anh y tá hỏi : “Sao vậy anh ?” “ Thì trúng mưa , mệt , xĩu ,chớ trăng sao gì , giờ tôi giao đ/c : Cứ làm !” Anh LĐT ngắn gọn . Lắp bắp anh vội nói nhanh : ‘ ‘ Anh phải điều thêm vài người nữ phụ với em chứ vầy sao em..em…” Chưa nói hết câu thì bị phang : ‘ ‘ Còn ai mà phụ ! nhắc lại Tôi tin tưởng chú mày, Cứ làm !’’ Hết cách rồi ,nhưng trước khi anh T. ( LĐP) trở ra hiện trường anh chàng y tá vội nói: “Vậy anh mang xuống cho em vài bộ đồ , mấy cái khăn để thay chứ ướt hết rồi làm sao em làm !…” Làm sao em làm ! Ôi! Làm sao ,làm sao đây !.
 Bấy giờ anh y tá – thôi, tạm gọi anh tên H. đi vậy- mới quan sát xung quanh căn nhà ,  nhà xây ở vùng Kinh Tế Mới cái nào cũng y chang , vách đất  ,lợp lá , cột kèo đơn sơ …giật mình khi thấy tòn ten trên cái võng là một bà bác trùm mền , trùm khăn đang rên hừ hừ , thì ra bác đang bị bệnh , trên cái bàn  có vài món bánh , kẹo , thuốc lá , dăm ba trái bầu ,bí , mấy cọng hành , chắc chủ nhà kiếm sống với mấy thứ lặt vặt này. Tần ngần lướt qua mấy chị, lòng anh bỗng se lại, chắc do lao động quá sức  gặp trời mưa nên cảm lạnh,tội quá! Tháo cái túi cứu thương xuống ,mở ra lấy hai chai dầu đặt cạnh giường rồi ngồi chờ ( chứ biết làm gì bây giờ) anh mong cho anh T. đến nhanh nhanh , không thôi cái lạnh thấm lâu sẽ mệt lắm đây. Dáng anh T. kia rồi , anh dúi nhanh cho anh H. một đống quần áo mới tinh, vài cái khăn, vổ vai H. một cái và nói đúng năm từ: “ Tôi tin tưởng đồng chí, cứ làm” rồi thì  là quày quả trở ra . Không chậm trể H. bắt tay vào việc , cái công việc mà trong sách vở không hề dạy, anh khẽ khép cánh cửa cho bớt gió . Từng người một , anh nhẹ nhàng cởi đồ, lau khô ,xoa dầu và  trời thần ơi! sao toàn đồ nam không vầy nè ! anh T.ơi! là anh T.  cũng phải mặc vô thôi chứ làm sao ,không lẽ chạy về đổi , Ôi !...
 Rồi cũng xong , H. vội thu gọn đồ nghề chạy vội ra gặp anh T. nói nhanh: “ Báo cáo thủ trưởng ,em Đã làm xong rồi ạ!,em bàn giao lại cho anh ạ!” Thế là từ đó về sau coi như anh chàng y tá ấy khỏe re cái khoản cho thuốc mấy chị nữ ấy – không hề thấy lên báo bệnh – đã vậy khi sinh hoạt anh để ý thấy mấy chị ấy cũng né anh , phải thôi , dù gì thì cũng là con gái mới lớn , chỉ vì cơn gió độc ấy thôi !
  Chuyện mấy chục năm rồi , giở kể cho tôi nghe sao vẫn cứ thấy nao nao ! Tôi hỏi sau này anh có gặp lại mấy chị đó hôn ? anh cười buồn : chả có liên lạc được với ai hết ! Nếu có ai tình cờ xem được xin hãy liên lạc nhau nghe  các đồng đội của tôi!


  


Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Ta chết mất thôi ...!



         Ta chết mất thôi !
 Về quê giổ Nội , chưa chi thì bị trúng gió nằm thẳng cẳng , xụi lơ …
  Khuya nhận tin nhắn : ‘ ‘ Cẩm Hồng ơi! Môn mất rồi!” .
  Môn ơi! Sao vậy ? hôm nọ nghe nói em quẩn trí tự tháo mấy ống truyền đồ ăn ? anh Chiến và Minh chạy đến khuyên em , vậy mà …
  Tiếp tục nghe tin Má anh Chiến ( ngày xưa mình ngủ chung với Bác khi về phép ) vào cấp cứu . Ôi! Bác ơi!
  Sáng sớm đang rên hừ hừ ( nhức đầu , đau hết cả người ) thì Huỳnh Ngọc Tiên báo giọng nghẹn ngào : ‘ ‘ Chị Hồng ơi! Chị Nhị chết rồi !’’.
  Sao nhè lúc này mà tin nhức nhối cứ đến , cả ba  người ta đều không đến được , tức mình quá! Giận quá nói thì thầm: ‘ ‘ đi hết đi , để ta chết cuối cùng !” Cố lết đến vi tính ,trút vô đây những ‘ ‘hận thù” ta muốn khóc mà sao hổng nhỏ một giọt nước mắt ‘ ‘ làm vốn” , mà sao trái tim ta bây giờ nó im ru ,  có cảm giác nhẹ hiều , chắc Ông Trời hóa phép cho ta ‘ ‘ đơ’’ cảm xúc , chứ những chuyện này mà ở lúc trước là ta bù lu bù loa , chạy tới chạy lui .Mà giờ sao ta ‘ ‘ lạnh lùng” vậy ?
 Thôi ! tâm tình với mi như vậy cho nhẹ lòng nghe blog ! chào mi , ( kiểu tin này hoài chắc ta tiêu tùng sớm! ).